Làm mẹ là một sứ mệnh quan trọng của mỗi người phụ nữ, nhưng phải trải qua thời kì mang thai kèm theo vô vàn các triệu chứng khó chịu khiến nhiều chị em cảm thấy khó khăn để vượt qua, đặc biệt nhất là vấn đề khi mang thai vùng kín có mùi hôi. Đây là việc làm cho mẹ bầu luôn lo lắng, mất tự tin cùng sự khó chịu và sợ ảnh hưởng tới sức khoẻ thai nhi. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhiều hơn về vấn đề vùng kín có mùi hôi khi mang thai nhé!

Vùng kín có mùi hôi khi mang thai cảnh báo điều gì?
Hình 1: Vùng kín có mùi hôi khi mang thai cảnh báo điều gì?

1. Tại sao lại xuất hiện hiện tượng vùng kín có mùi hôi khi mang thai?

Có đến khoảng 15% phụ nữ khi mang thai bị nhiễm trùng đường tiết niệu do kho mang thai hầu hết mẹ bầu đi tiểu khá nhiều nhưng lại đi tiểu không hề dễ dàng, nội tiết tố lại thay đổi, sự co bóp bàng quang bị giảm, niệu đạo nhu động bị giảm lại, hơn hết là độ pH bị thay đổi, lượng lợi khuẩn bị mất bớt đi kèm theo vi khiaarn có hại gia tăng làm cho mẹ bầu rất dễ dàng bị viêm nhiễm đường tiết niệu.

Nguyên nhân vùng kín có mùi hôi khi mang thai
Hình 2: Nguyên nhân vùng kín có mùi hôi khi mang thai

2. Một vài nguyên nhân khiến cho vùng kín có mùi

  • Do thay đổi nội tiết

  Việc thay đổi cơ thể đặc biệt là vùng kín được xem như việc rất đỗi bình thường với mỗi một mẹ bầu. Phổ biến nhất là do sự thay đổi của Estrogen cũng như Progesterone có nồng độ tăng nhanh sẽ khiến cho âm đạo tiết dịch nhiều và nhanh hơn làm cho vùng kín dễ xuất hiện mùi hôi cũng như dễ mắc bệnh viêm nhiễm âm đạo.

  Nếu như dịch tiết ra nhiều mà không có các hiện tượng ngứa rát, đau bụng đi kèm thì bạn cũng đừng quá lo lắng. Bạn chỉ cần tăng cường việc bảo vệ vùng kín để bảo vệ cơ thể của chính mình cũng như là bảo vệ thai nhi trong bụng.

  • Dấu hiệu bệnh lý

Nếu như âm đạo có mùi hôi kèm theo các triệu chứng quan trọng như khí hư có màu sắc lạ, tiểu dắt, bụng đau,…thì mẹ bầu cần đến ngay cơ sở thăm khám phụ khoa uy tín để được khám chữa bệnh và tư vấn kịp thời. Và dưới đây là một số bệnh phụ khoa mà các mẹ hay mắc phải:

Âm đạo nhiễm khuẩn: đây là bệnh lý phụ khoa mà bất cứ một người phụ nữ nào cũng đều trải qua ít nhất một lần trong đời và đương nhiên nó không ngoại trừ các mẹ bầu. Khi vi khuẩn xuất hiện ở âm đạo đã quá mức kiểm soát sẽ phá vỡ sự cân bằng tự nhiên làm cho âm đạo bị nhiễm khuẩn.

 Khi mắc bệnh thường vùng kín sẽ xuất hiện mùi hôi, tanh, âm đạo tiết ra nhiều dịch kèm theo sự ngứa rát khó chịu,…

Bị nấm làm cho nhiễm trùng: khi có sự tăng sinh quá mức của các loại vi khuẩn âm đạo như Candida, trùng roi, tạp khuẩn, … sẽ làm cho vùng kín có mùi hôi khi mang thai, khí hư ra nhiều đi kèm với màu sắc lạ. Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như âm đạo nổi mẩn đỏ, ngứa, luôn có cảm giác bỏng rát, khi tiểu tiện hoặc quan hệ tình dục thì đau rát.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung: là căn bệnh xuất hiện mang theo triệu chứng bất thường như khí hư có nhiều bất thường mang theo mùi hôi, khó chịu, đau thắt vùng bụng, vùng xương chậu, khi đi tiểu thì tiểu nhiều, tiểu buốt, tiểu rắt,… Các mẹ bầu nên lưu ý và điều trị đúng lúc, nguy hiểm nhất là dẫn đến việc sảy thai kèm sinh non. Viêm lộ tuyến còn gây ra việc cổ tử cung bị giãn nở không điều độ, làm cho chị em khó sinh, tăng nguy cơ gây sảy thai, chết non.

Khung chậu bị viêm: khi mắc bệnh thì biểu hiện nặng nề nhất chính là có dịch tiết ra nhiều kèm mùi khó chịu. Căn bệnh này do vi khuẩn lây lan từ âm đạo và cổ tử cung tạo ra, mang theo triệu chứng khó chịu: khí hư ra nhiều kèm mùi hôi, tiểu buốt, khi quan hệ có cảm giác rát đau, âm đạo bị xuất huyết một cách bất thường,…

  • Nhiễm Trichomonas và strep nhóm B(GSB)

Đây là những triệu chứng của việc nhiễm trùng đường tiết niệu gồm đau rát khi đi tiểu, nước tiểu đục, tiểu nhiều,… Nếu sau khi thăm khám mà xác định mẹ bầu đã dương tính với GBS thì nên điều trị bằng kháng sinh khi đến lúc chuyển dạ để tránh lây bệnh qua cho con.

Vùng kín có mùi hôi khi mang thai nên làm gì?
Hình 3: Vùng kín có mùi hôi khi mang thai nên làm gì?

3. Lưu ý cách điều trị và phòng tránh vùng kín có mùi hôi khi mang thai

Với từng loại bệnh lý xuất hiện khi mang thai vùng kín có mùi hôi sẽ có từng cách để chữa trị nhất định, tuy nhiên để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé trong thời kì mang thai thì mẹ nên lưu ý cách bảo vệ vùng kín an toàn bằng những việc làm sau:

  • Lưu ý đến sự an toàn khi quan hệ tình dục
  • Tránh việc vi khuẩn có hại xâm nhiễm vào vùng kín bằng cách hạn chế tắm bồn, đi bơi.
  • Ăn nhiều loại thực phẩm giàu cacbonhydrat, bổ sung nước, ngũ cốc, sữa chua nhằm ngăn ngừa quá trình viêm nhiễm âm đạo. Ngoài nước lọc thì các mẹ bầu nên uống trà hoa cúc, nước chanh, bưởi, cam và các thức uống thanh nhiệt khác để tránh được vấn đề nước tiểu có quá ít, giúp giải phóng cái vi khuẩn có hại khác ra khỏi cơ thể kịp thời. Các loại thực phẩm giàu cacbonhydrat sẽ giúp thúc đẩy quá trình ngăn ngừa viêm nhiễm âm đạo xuất hiện.
  • Thăm khám thai kì cũng như sản khoa thường xuyên và tuân theo đúng phác đồ để bệnh được điều trị một cách nhanh chóng và kịp thời.
  • Cần giữ thói quen lau khô vùng kín sau khi đi vệ sinh đúng cách( từ trước ra sau) bằng khăn sạch hoặc giấy đúng tiêu chuẩn và tuyệt đối tránh việc thụt rửa âm đạo.
  • Tạo thói quen không dùng đồ lót bó sát hoặc quá chật, không thấm hút mồ hôi, nên dùng đồ có chất liệu từ vải cotton để tránh gây sự bí bách, khó chịu. Đặc biệt hơn là nên giặt đồ lót sạch sẽ, kể cả đồ lót mới mua hay như các đồ lót không mặc trong thời gian dài.
  • Không nên sử dụng các sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ có mùi, nước hoa dành cho vùng kín, giấy vệ sinh có hương thơm khi mang thai.
  • Đặc biệt các mẹ nên sử dụng các dòng sản phẩm của samya, là sản phẩm chuyên biệt dùng được cho cả phụ nữ mang thai dùng để vệ sinh vùng kín hàng ngày, giảm được đáng kể mùi hôi, cân bằng độ pH âm đạo, phòng tránh tối đa sự viêm nhiễm âm đạo. Với các thành phần chính là từ thiên nhiên thì samya chính là một thương hiệu được nhiều mẹ bầu tin dùng trong giai đoạn thai kì mang công thức đặc biệt: không mùi, không màu và dịu nhẹ giúp cho vùng kín của mẹ được làm sạch nhẹ nhàng, đem lai cảm giác thoải mái suốt ngày dài. Ngoài ra, các sản phẩm của samya còn giúp ngăn ngừa cũng như điều trị một số loại bệnh phụ khoa mà không cần dùng đến thuốc, bảo vệ vùng kín tránh sự xâm nhập của các loại vi khuẩn có hại, hạn chế vùng kín có mùi hôi một cách dễ dàng.
  • Đảm bảo một giấc ngủ đúng và đủ: duy trì một giấc ngủ đủ, tránh việc thức khuya để làm giảm việc cơ thể bị suy giảm miễn dịch, hạn chế vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể.

Trên đây là những thông tin cần thiết nhất về vấn đề vùng kín có mùi hôi khi mang thai, mong rằng sẽ phục vụ nhu cầu tìm kiếm thông tin của các mẹ một cách kịp thời và chính xác nhất. Nếu như tình trạng tanh hôi ngày một nặng thì mẹ bầu nên tìm đến bác sĩ uy tín để được chia sẻ và đưa ra những lời khuyên thật hữu ích nhé! Mẹ bầu đừng ngại ngùng hay khó nói bởi đây là những vấn đề vô cùng bình thường mà. Hãy vệ sinh cô bé thật đúng cách và nhẹ nhàng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé cũng như phòng tránh vấn đề mang thai vùng kín có mùi hôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *