Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện với những phát ban đỏ khắp người trẻ. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nhiễm trùng nặng cũng như để lại sẹo vĩnh viễn trên da trẻ nếu không được chữa kịp thời. Bài viết dưới đây cung cấp cho cha mẹ những thông tin cần thiết để điều trị bệnh cho trẻ hiệu quả và an toàn.
Viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh là gì? có nguy hiểm không?
Bệnh viêm da cơ địa vốn là bệnh mạn tính tiến triển theo từng đợt. Bệnh thường gặp nhiều nhất ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, đối tượng có cơ thể nhạy cảm nhất. Viêm da cơ địa còn có tên gọi khác như chàm da, chàm thể trạng. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh giai đoạn vài tuần sau sinh cho tới 11-12 tháng tuổi.
Viêm da cơ địa ở trẻ thường xuất hiện với các dấu hiệu tổn thương vùng má, da đầu hay cằm, trán… Nếu không chăm sóc đúng cách, thường xuyên chà xát các tổn thương dễ lan rộng ra các vùng da khác.
Các triệu chứng bệnh thường xuất hiện kéo dài vài giờ đến vài ngày rồi tự hết. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bệnh thường xuyên tái phát và kéo dài đeo bám trẻ đến giai đoạn trưởng thành. Không những gây khó chịu ngoài da cho trẻ, bệnh còn có khả năng viêm nhiễm khiến làn da trẻ có sẹo vĩnh viễn cũng như ảnh hưởng làm trẻ cảm thấy chán ăn, sốt nhẹ dẫn đến suy dinh dưỡng nếu tình trạng kéo dài.

Nguyên nhân viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh ở trẻ. Bệnh có thể xuất hiện do nhiều yếu tố bên trong cơ thể hay tác nhân ngoại lại từ môi trường. Cho đến nay các bác sĩ vẫn gặp nhiều khó khăn để xác định chính xác nhất nguyên nhân gây bệnh cho trẻ. Tuy vậy một vài căn nguyên chính cha mẹ có thể lưu ý như:
Do di truyền: Viêm da cơ địa có yếu tố di truyền ở người thân. Thông thường xác suất trẻ mắc bệnh sẽ cao hơn nếu sinh ra có bố mẹ cùng mắc bệnh hoặc có tiền sử người thân trong gia đình mắc bệnh.
Do hệ miễn dịch yếu kém của trẻ: Trẻ sơ sinh hệ miễn dịch còn nhạy cảm và yếu ớt. Đứng trước các tác nhân gây bệnh từ môi trường, cơ thể trẻ chưa thể chống chọi được dẫn đến sự xâm nhập của vi khuẩn, virus…
Do làn da yếu ớt, không được chăm sóc đúng cách: Trẻ sơ sinh, làn da còn non nớt. Trong vòng 1-3 tuần sau sinh, da trẻ còn xuất hiện hiện tượng bong da hay còn gọi là lột da. Khi này da trẻ rất mỏng, dễ tổn thương, khô da. Vi khuẩn từ đó có khả năng cao xâm nhập vào da gây nên hiện tượng kích ứng mẩn đỏ, ngứa ngáy
Môi trường ô nhiễm: Môi trường sống góp phần quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Không khí quá khô hay quá nóng, ẩm cũng khiến da trẻ kích ứng dẫn đến viêm.
Chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp: Ở trẻ sơ sinh, việc cung cấp cho trẻ đủ những dưỡng chất cần thiết là vô cùng quan trọng. Một số trường hợp trẻ bị thiếu chất dẫn đến cơ thể yếu ớt, dễ phản ứng với những tác nhân có hại từ bên ngoài.
Kích ứng với thuốc, vắc xin: Một bộ phận phụ huynh vẫn mắc sai lầm khi lạm dụng thuốc kháng sinh cho trẻ. Điều này khiến sức đề kháng tự nhiên của trẻ càng yếu, dễ dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh. Một số trẻ bị dị ứng với các thành phần trong kháng sinh hay vắc xin tiêm.
Viêm da cơ địa có lây không?
Viêm da cơ địa không được liệt vào những bệnh truyền nhiễm, do đó cha mẹ có thể yên tâm trong quá trình chăm sóc trẻ. Tuy nhiên vi khuẩn gây bệnh có thể lan rộng trên các vùng da khác nhau ở trẻ. Dù không truyền nhiễm nhưng viêm da cơ địa lại có yếu tố di truyền. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trẻ mắc bệnh khi có bố mẹ hoặc người thân mắc bệnh lên đến 70%. Trường hợp 2 trẻ song sinh cùng trứng, nếu một trẻ mắc bệnh, thì xác suất trẻ còn lại cũng bị bệnh là 80%. Tỷ lệ này ở trẻ song sinh khác trứng là 60%.
Triệu chứng viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà hiện tượng viêm da xuất hiện ở từng trẻ sơ sinh sẽ khác nhau. Bệnh thường chuyển biến theo 2 giai đoạn là cấp tính sau đó sang mãn tính. Một vài dấu hiệu thường thấy của bệnh ở trẻ sơ sinh cha mẹ có thể lưu ý:
- Ngay sau sinh vài ngày da trẻ thường khô nhám ở vùng đầu gối, mắt cá chân, mặt…
- Các vết phồng đỏ ở mặt, 2 bên má xuất hiện giai đoạn trẻ 3-6 tháng tuổi. Da thường khô, tróc vẩy, ngứa ngáy.
- Qua giai đoạn 1 tuổi đa số các triệu chứng sẽ biến mất tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp đeo bám đến lúc trẻ lớn. Khi này bệnh chuyển sang dạng mãn tính cùng các triệu chứng: da dày, bong vảy, liken hóa, ngứa và sẫm màu, sần sùi, ngứa kéo dài.

Cách chữa viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh
Ngay khi xuất hiện các triệu chứng bệnh, điều đầu tiên cha mẹ nên kiểm tra và cách ly trẻ với các tác nhân gây dị ứng như môi trường ô nhiễm, lông động vật hay hóa mỹ phẩm gây kích ứng bằng cách vệ sinh với nước sạch… Kiểm tra thành phần trong bữa ăn của trẻ để đảm bảo không có những thực phẩm gây kích ứng viêm da. Tiếp theo, các bậc phụ huynh có thể sử dụng những biện pháp điều trị sau nếu việc cách ly không có hiệu quả, bệnh tiến triển nặng:
1. Dưỡng ẩm cho da trẻ
Đối mặt với viêm da cơ địa, da trẻ thường bị khô, bởi vậy việc dưỡng ẩm rất quan trọng. Ba mẹ có thể dưỡng ẩm cho da trẻ từ ngoài vào trong bằng các loại kem bôi ngoài da hoặc cho trẻ uống đủ nước.
⚠️ Một số lưu ý khi chọn kem bôi da cho trẻ là các loại kem cần có thành phần lành tính dịu nhẹ. Tránh những loại chữa cồn hay có tính kiềm cao. Kem dưỡng ẩm nên bôi ngay sau khi trẻ tắm xong. Giữ cho độ ẩm trong phòng ổn định. Dưỡng ẩm chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị thiết yếu trong viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh, phụ huynh nên cân nhắc thêm các phương pháp an toàn cho trẻ.

2. Dùng lá dân gian để đắp, ngâm rửa
Một số loại lá như trầu không, trà xanh, lá khế… có công dụng làm dịu nhẹ triệu chứng ngoài da cho trẻ. Phương pháp này có cách sử dụng đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí.
Thông thường cha mẹ có thể rửa sạch lá, giã nhuyễn rồi đắp lên vùng da bị viêm của trẻ. Với việc tắm lá, có thể đun sôi lá với nước trong khoảng 30 phút cùng lửa vừa. Để nguội rồi tắm cho trẻ.
⚠️ Cảnh báo: Cách thức này chỉ mang tính chất giúp trẻ bớt cảm giác khó chịu ngoài da, không chữa được dứt điểm bệnh. Việc sử dụng phương pháp dân gian cần cẩn thận trong khâu giữ vệ sinh, tránh làm da trẻ bị nhiễm khuẩn, gây nghiêm trọng hơn tình trạng viêm.
3. Dùng thuốc tân dược
Dùng thuốc tây vốn là thói quen thường thấy ở nhiều gia đình. Tuy nhiên phương pháp này vẫn còn nhiều hạn chế. Tây y chữa bệnh dựa trên nguyên tắc chống làm khô da, ngừa viêm… Các loại thuốc thường được dùng như:
- Thuốc corticoid hoặc chứa corticoid.
- Thuốc kháng histamin
- Dung dịch thuốc tím, thuốc mỡ kháng sinh bôi ngoài
⚠️ Cảnh báo: Một số thành phần trong thuốc có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ. Dùng thuốc tây trong thời gian dài khiến trẻ nhờn thuốc, đi cùng các tác dụng phụ không mong muốn. Không những vậy thuốc tân dược diệt cả những vi khuẩn có lợi cho hệ miễn dịch, khiến hệ miễn dịch tự nhiên của trẻ suy yếu. Đặc biệt là thuốc có chứa hoạt chất kháng viêm corticoid cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ, tránh tùy tiện sử dụng vì thuốc này gây hại cho trẻ không chỉ ngoài da như teo da, bào mòn da, khi bôi diện rộng thuốc có thể hấp thu toàn thân gây suy tuyến thượng thận, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

4. Chữa viêm da cơ địa bằng Đông y
Theo y học cổ truyền, có 4 nguyên nhân chính gây ra viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh bao gồm:
- Thứ nhất: Do phòng hàn (hoặc phong nhiệt) gây uất tích dưới da
- Thứ hai: Do trường vị thấp nhiệt cộng hưởng với ngoại tà xâm nhập, khi mẹ ăn các thực phẩm lạnh, vị tanh dẽ gấy thấp nhiệt nội sinh ở trẻ.
- Thứ ba: Do sức đề kháng của trẻ chưa ổn định, thể trạng kém, khí huyết không thông, hao tổn, khí hư sinh phong, ngoại tà xâm nhập vào cơ thể.
- Thứ tư: Do gan thận suy yếu, chức năng kém gây ra việc da cơ yếu sinh phong, phong sinh táo.
Nguyên tắc điều trị viêm da cơ địa theo y học cổ truyền gồm THANH NHIỆT, TRỪ PHONG, GIẢI ĐỘC.
Ở trẻ sơ sinh chỉ nên áp dụng thuốc bôi, tắm rửa, Đông y cũng có thuốc uống chữa viêm da cơ địa, tuy nhiên loại thuốc này chỉ sử dụng được cho trẻ từ trên 5 tháng tuổi. Với mọi biện pháp chữa bệnh, tốt hơn cả phụ huynh nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi áp dụng.