Việc dùng đũa gắp thức ăn đưa vào miệng và gắp cho mọi người, uống chung ly nước... có nguy cơ rất cao làm lây lan vi khuẩn HP từ miệng người bị nhiễm.Nhiễm vi khuẩn HP là nguyên nhân phổ biến gây kích ứng niêm mạc dạ dày và viêm loét dạ dày. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu vi khuẩn HP có ở đâu và có cách khắc phục phù hợp.

Tìm hiểu vi khuẩn HP có ở đâu để có biện pháp phòng ngừa hợp lý

Vi khuẩn HP có ở đâu?

Vi khuẩn HP có tên khoa học đầy đủ Helicobacter pylori, trước đây được gọi là Campylobacter pylori. Đây là một loại vi khuẩn gram âm, hình xoắn ốc thường được tìm thấy bên trong dạ dày.

Vi khuẩn HP được cho là đã tiến hóa để xâm nhập vào niêm mạc dạ dày và gây nhiễm trùng. Loại vi khuẩn này được xác định lần đầu tiên vào năm 1982, tại Úc và ở niêm mạc dạ dày của một người bệnh viêm dạ dày mãn tính và loét dạ dày.

Các bác sĩ cũng cho rằng, vi khuẩn HP có thể liên quan đến sự phát triển tình trạng loét tá tràng, polyp (sự hình thành các khối u lành tính) ở ruột non hoặc trực tràng và sự hình thành các khối u ác tính liên quan đến ung thư dạ dày, thực quản, trực tràng, đại tràng.

Tóm lại, có khoảng 50% dân số thế giới có vi khuẩn HP ở hệ thống tiêu hóa, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Vi khuẩn HP cũng là nguyên nhân phổ biến gây viêm dạ dày hoặc loét dạ dày. Có khoảng 20% các trường hợp sự phát triển quá mức của vi khuẩn HP có thể dẫn đến ung thư dạ dày.

Vi khuẩn HP thường được tìm thấy trong dạ dày

Nguyên nhân gây nhiễm trùng vi khuẩn HP

Hiện tại các nhà nghiên cứu không biết chính xác nguyên nhân gây nhiễm trùng vi khuẩn HP. Tuy nhiên, vi khuẩn này có thể truyền từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, chất nôn hoặc phân.

Ngoài ra, vi khuẩn HP cũng có thể lây truyền qua thực phẩm hoặc nguồn nước bị ô nhiễm.

Một số yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vi HP bao gồm:

  • Trẻ em thường có nguy cơ nhiễm khuẩn HP cao hơn. Điều này thường liên quan đến việc thiếu vệ sinh cơ thể hoặc vệ sinh cơ thể không đúng cách.
  • Sống ở các nước đang phát triển, có điều kiện sống và vệ sinh thấp.
  • Sử dụng chung thức ăn với người khác, đặc biệt là ở người nhiễm khuẩn HP, viêm loét dạ dày.
  • Sống ở khu vực đông đúc hoặc trong gia đình có quá nhiều người.
  • Sử dụng thực phẩm nguồn nước bẩn hoặc không được xử lý phù hợp.

Triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP

Trong hầu hết các trường hợp, người nhiễm vi khuẩn HP không có bất cứ triệu chứng hoặc dấu hiệu nhận biết cụ thể nào.

Khi nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng, người bệnh có thể cảm thấy đau dạ dày, đặc biệt là khi dạ dày rỗng vào ban đêm hoặc vài giờ sau bữa ăn. Các cơn đau thường dai dẳng, âm ỉ, có thể đến và đi một cách bất ngờ. Sử dụng thuốc kháng axit hoặc thuốc dạ dày thông thường có thể làm dịu và cải thiện cơn đau.

Đau dạ dày là dấu hiệu phổ biến khi nhiễm khuẩn HP

Một số dấu hiệu nhận biết khác bao gồm:

  • Ợ nóng hoặc ợ chua nhiều lần
  • Cảm thấy đầy hơi chướng bụng
  • Buồn nôn
  • Sốt
  • Chán ăn hoặc cảm thấy ăn không ngon miệng
  • Giảm cân mà không rõ lý do

Nếu các cơn đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hoặc không được cải thiện, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Ngoài ra, đến gặp bác sĩ chuyên môn ngay khi nhận thấy các triệu chứng sau:

  • Khó nuốt
  • Chóng mặt hoặc mất ý thức
  • Có máu trong phân
  • Nôn ra máu

Chẩn đoán tình trạng nhiễm khuẩn HP như thế nào?

Để chẩn đoán tình trạng nhiễm khuẩn HP, bác sĩ có thể kiểm tra tiền sử bệnh lý cá nhân và gia đình. Thông báo cho bác sĩ biết về các loại thuốc đang sử dụng bao gồm thuốc kê đơn, không kê đơn, vitamin hoặc các loại thực phẩm bổ sung.

Ngoài ra, để hỗ trợ chẩn đoán bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm như:

– Kiểm tra sức khỏe:

Bác sĩ có thể kiểm tra các dấu hiệu bệnh dạ dày như đầy hơi, đau bụng hoặc đau dạ dày. Bác sĩ cũng có thể áp dụng các biện pháp nghe âm thanh phát ra từ dạ dày.

– Xét nghiệm máu:

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra mẫu máu để tìm kháng thể kháng vi khuẩn HP.

Trong xét nghiệm này, bác sĩ sẽ lấy một lượng máu nhỏ từ cánh tay và gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích. Xét nghiệm mang lại hiệu quả cao nhất khi người bệnh chưa bao giờ điều trị nhiễm trùng vi khuẩn HP trước đây.

– Kiểm tra phân:

Xét nghiệm mẫu phân có thể cần thiết để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn HP. Bác sĩ có thể đề nghị người bệnh ngưng sử dụng một số loại thuốc như thuốc kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton trước xét nghiệm để đảm bảo tính chính xác của xét nghiệm.

Bác sĩ có thể đề nghị nhiều biện pháp và xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng nhiễm khuẩn HP

– Kiểm tra hơi thở:

Hiện tại, người bệnh có thể test vi khuẩn HP thông qua hơi thở. Để tiến hành kiểm tra, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh nuốt một chế phẩm có chứa Urê. Nếu nhiễm trùng vi khuẩn HP, cơ thể sẽ giải phóng một loại enzym để phá vỡ liên kết Urê và tạo ra khí Carbon Dioxide. Lượng khí này sẽ được phát hiện thông qua một thiết bị chuyên dụng.

– Nội soi:

Nội soi là phương pháp sử dụng một thiết bị ài mỏng có gắn camera ở đầu để đưa vào dạ dày, tá tràng thông qua miệng. Ngoài ra, nội soi cũng giúp bác sĩ lấy các mẫu mô ở dạ dày và kiểm tra ở phòng thí nghiệm để phát hiện sự tồn tại của vi khuẩn HP.

Các biện pháp phòng tránh nhiễm khuẩn HP

Có khoảng 50% dân số thế giới nhiễm trùng vi khuẩn HP mà không có các triệu chứng cụ thể nào. Do đó, rất khó để điều trị cũng như phòng ngừa tình trạng này.

Ngoài ra, hiện tại các bác sĩ cũng không rõ nguyên nhân cũng như cách thức lây nhiễm vi khuẩn HP. Tuy nhiên, thực hiện các biện pháp phòng ngừa và tránh các yếu tố rủi ro có thể giảm nguy cơ nhiễm khuẩn HP.

Các biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng vi khuẩn HP phổ biến bao gồm:

1. Tránh các yếu tố rủi ro của vi khuẩn HP

Không ăn thực phẩm sống hoặc chưa được nấu chín kỹ. Điều này có thể làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm cũng như các yếu tố nhiễm trùng khác.

Thực phẩm nấu chín kém có thể là nguyên nhân chính dẫn đến nhiễm khuẩn HP, bởi vì thức ăn không được làm nóng đến nhiệt độ đủ cao để tiêu diệt vi khuẩn.

Nấu chín thức ăn để loại bỏ các nguy cơ nhiễm trùng vi khuẩn HP

Một số lưu ý khi sử dụng thực phẩm bao gồm:

  • Tránh các loại thực phẩm không được làm sạch như rau sống hoặc thức ăn được xử lý không kỹ như thịt và cá. Thực phẩm làm sạch không đúng cách hoặc xử lý sai phương pháp cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng thực phẩm và nhiễm vi khuẩn HP.
  • Nấu kỹ các loại thức ăn ở nhiệt độ vừa phải. Hầu hết người dùng đều không biết nguồn gốc thực phẩm đến từ đâu và được sơ chế như thế nào. Do đó, nấu chín tất cả các loại thức ăn là cách tốt nhất để tránh nhiễm khuẩn.

2. Tránh sử dụng thực phẩm ở khu vực nhiễm khuẩn

Tương tự như hầu hết các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn khác, vi khuẩn HP có thể lây truyền thông qua việc thiếu vệ sinh. Điều này bao gồm các loại thực phẩm, đồ uống, điều kiện sống và khu vực sống kém vệ sinh.

Các loại thực phẩm được chế biến trong môi trường kém vệ sinh hoặc từ người kém vệ sinh cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Do đó, tránh các khu vực thức ăn dễ nhiễm khuẩn như các khu bán hàng rong, xe thức ăn không được tích hợp các phương tiện để vệ sinh hoặc làm sạch dụng cụ nấu ăn.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tránh sinh sống ở khu vực có nguồn nước ô nhiễm, vị trí nước thải hoặc các khu vực có nước bẩn khác. Không sử dụng thức ăn được chế biến bởi người không mang găng tay hoặc sử dụng tay chạm vào tiền để xử lý thực phẩm.

3. Rửa tay thường xuyên

Bởi vì cách thức lây truyền chính của vi khuẩn HP vẫn chưa được xác định, do đó rửa tay đúng cách và thường xuyên là cách tốt nhất để phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn HP. Rửa tay bằng xà phòng kháng khuẩn, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh hoặc trước khi chế biến thực phẩm.

Rửa tay đúng cách bằng xà phòng trong ít nhất 15 – 30 giây để loại bỏ vi khuẩn. Ngoài ra, nếu đeo trang sức, cần chú ý vệ sinh vùng da bên dưới trang sức. Sau đó rửa tay trong nước ấm và lau khô bằng khăn sạch.

Rửa tay thường xuyên là cách phòng ngừa nhiễm khuẩn HP cũng như các loại nhiễm trùng khác

4. Hạn chế tiếp xúc với người nhiễm khuẩn HP

Tránh tiếp xúc hoặc tương tác với người nhiễm khuẩn HP là một trong những cách tốt nhất để phòng ngừa lây nhiễm bệnh.

Người nhiễm khuẩn HP cần thận trọng khi tương tác với bạn tình hoặc người thân trong gia đình để tránh lây nhiễm vi khuẩn. Không hôn hoặc tham gia vào bất cứ hoạt động tình dục nào với người bệnh bệnh để tránh nguy cơ lây lan.

Ngoài ra, không sử dụng chung bàn chải đánh răng, cố uống nước và các dụng cụ các nhân nhân để tránh tình trạng vi khuẩn lây truyền qua nước bọt.

Bên cạnh đó, không sử dụng chung thức ăn, đồ uống với người nhiễm khuẩn. Điều này có thể gây lây lan vi khuẩn.

5. Xét nghiệm nhiễm khuẩn HP

Tiến hành xét nghiệm HP nếu sống chung hoặc kết hôn với một người nhiễm khuẩn HP. Xét nghiệm và điều trị vi khuẩn HP sớm và cách tốt nhất để phòng ngừa lây nhiễm cho người thận và gia đình.

Ngoài ra, vi khuẩn HP có thể lây lan nhanh chóng trong điều kiện gia đình. Do đó, những người nhiễm khuẩn HP cần có biện pháp điều trị dứt điểm để tránh lây nhiễm cho người khác.

Kiểm tra nhiễm khuẩn HP để có biện pháp điều trị phù hợp

Sau quá trình điều trị, người bệnh cần kiểm tra nồng độ vi khuẩn HP sau 4 tuần. Tái nhiễm trùng có thể xảy ra nếu không được phòng ngừa đúng cách.

Nhiễm trùng HP thường không dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là khi được điều trị đúng phương pháp. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu nhiễm khuẩn HP hoặc sống chung với bệnh nhân nhiễm khuẩn HP, người bệnh nên đến bệnh viện để được điều trị phù hợp.

Nếu nhiễm trùng tái phát hoặc tồn tại sau khi điều trị có thể gây loét dạ dày hoặc nghiêm trọng hơn là ung thư dạ dày, mặc dù ung thư hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, nếu gia đình có tiền sử ung thư dạ dày, người bệnh cần được xét nghiệm HP dạ dày và tầm soát ung thư thường xuyên.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *