U xơ tử cung là bệnh có đến 50% phụ nữ ngoài độ tuổi 40 có nguy cơ mắc phải. Bệnh phát triển như thế nào và có nguy hiểm đến tính mạng không? Hãy cùng tìm hiểm về nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị chuẩn khoa học.

1. Tìm hiểu về u xơ tử cung và tác nhân gây ra

Ở Việt Nam, u xơ tử cung ngày một ra tăng và có nhiều diễn biến nguy hiểm mà chị em phụ nữ cần hiểu rõ và biết cách phòng chống căn bệnh này.

Tìm hiểu về u xơ tử cung và tác nhân gây ra
Hình 1: Tìm hiểu về u xơ tử cung và tác nhân gây ra

1.1. U xơ tử cung là gì?

- U xơ là các khối u lành tính được tạo nên từ các tế bào cơ trơn và mô liên kết sợi. Khối u này được phát triển ở tử cung nên gọi là u xơ tử cung.

- Người ta ước tính rằng hơn 70% phụ nữ sẽ bị bệnh này trong cuộc đời của họ. Tuy nhiên, nó tồn tại ở hai thể lành tính và ác tính. Sự phát triển của các khối u cũng khác nhau, nhỏ như hạt đậu đến kích thước quả bóng.

1.2. U xơ tử cung ác tính

- U xơ lành tính thường không được phát hiện do không có biểu hiện gì bất thường. Tuy nhiên, u xơ ác tính là dấu hiệu của sự nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh và khả năng sinh sản của họ.

- U xơ tử cung ác tính phát triển rất đáng sợ và nguy hiểm. Nó thường nằm cố định tại một vị trí, bám chặt vào thành tế bào và lan ra từ từ. Sự phát triển tăng dần theo thời gian và bộc lộ sự tàn phá cơ thể người bệnh.

- Các tế bào ung thư tăng sinh nhanh chóng, chiếm hầu hết không gian trong cơ quan và lan sang, chèn ép các cơ quan khác. Sức khỏe của bạn đang bị đe dọa bởi các biến chứng trên bàng quang, tiêu hóa, buồng trứng,…

1.3. Nguyên nhân hình thành u xơ cổ tử cung

Dưới đây là tổng hợp một số nguyên nhân được coi là nghi ngờ.

- Hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân hình thành u xơ cổ tử cung. Một số nhà nghiên cứu nghi ngờ về sự có mặt của hormon giới tính estrogen, di truyền, sinh hoạt tình dục, thức ăn, môi trường,…

- Nồng độ hormon estrogen cao làm tăng kích thước u xơ. Ngược lại, nồng độ estrogen giảm xuống làm teo kích thước khối u.

- Yếu tố di truyền được cho là tiền đề của sự hình thành u xơ. Một người có nguy cơ cao nếu trong huyết thống đã từng có người bị bệnh này.

- Dùng nhiều chất kích thích, dầu mỡ, thịt đỏ,… cũng là nguy cơ tăng lượng tế bào xơ vữa. Rau quả và trái cây lại được cho làm chậm quá trình tăng trưởng của khối u.

1.4. Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh cao?

- Ngoài tuổi 35, khả năng phát triển u xơ của họ tăng lên. Phụ nữ độ tuổi từ 45-50 chiếm tỷ lệ cao nhất.

- Những người béo phì hoặc có tiền sử gia đình hoặc có nguồn gốc Châu Phi có nguy cơ cao hơn so với nhóm còn lại.

2. Biến chứng nguy hiểm của u xơ tử cung

2.1. U xơ tử cung có nguy hiểm không?

U xơ tử cung ở phụ nữ thường không có dấu hiệu nào rõ rệt. Thông thường, không phát hiện được ở giai đoạn này. Tuy nhiên, đến giai đoạn tăng trưởng chúng có thể gây ra một số biến chứng sau:

- Đi tiểu thường xuyên, đi tiểu rắt, tiểu ít, tiểu xót,…

- Đau và nặng nề quanh vùng xương chậu

- Đau thắt lưng, đau râm ran, ê buốt vùng bụng dưới.

- Đau khi quan hệ vợ chồng - Không thể thụ thai, vô sinh

- Xuất huyết tử cung, chảy máu nặng có thể lẫn cả cục máu đông

- Kinh nguyệt dài hơn hoặc chu kỳ ngắn hơn

2.2. U xơ tử cung khi đang mang thai có nguy hiểm

- U xơ tử cung khi mang thai hay đang mắc bệnh có khả năng mang thai không? Đây là những tâm sự lo lắng của nhiều chị em phụ nữ.

Khi mang thai, tôi phát hiện mình mang u xơ tử cung
Hình 2: Khi mang thai, tôi phát hiện mình mang u xơ tử cung

- Khi mang thai, bệnh có những ảnh hưởng nhất định đến mẹ và sự phát triển thai nhi. Tuy nhiên, chỉ số ít được xem là nguy hiểm.

- Một số nguy hiểm có thể xảy ra như: sinh mổ, chảy máu nặng khi sinh, thiếu máu, khó chuyển dạ, sinh con thiếu tháng,…Tuy nhiên, Y học hiện đại sẽ giúp bạn vượt qua nỗi ám ảnh này.

- Hầu hết, phụ nữ mắc bệnh là lành tính vẫn sinh con an toàn. Tuy nhiên, mẹ cần thăm khám thường xuyên và chăm sóc bản thân đặc biệt cẩn thận. Hãy trao đổi với bác sĩ của bạn về những gì bạn đang trải qua.

3. Điều trị u xơ tử cung hiệu quả không cần phải phẫu thuật

U xơ tử cung nằm sâu bên trong cơ quan, hầu hết không có dấu hiệu về mặt lâm sàng ở giai đoạn sớm. Vì vậy, chúng sẽ được chẩn đoán khi kiểm tra, xét nghiệm ở vùng xương chậu. Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán bệnh phổ biến:

- Siêu âm: bác sĩ sẽ quét lên bụng bạn một lớp gel mỏng siêu âm và dùng đầu dò để tìm khối u ở vùng xương chậu. Hoặc đưa thiết bị vào bên trong âm đạo vào tử cung bằng đầu dò siêu âm. Đồng thời, bác sĩ có thể làm sinh thiết để cho kết quả chính xác nhất về khối u

- MRI: là phương thức thử nghiệm hình ảnh không dùng các tia vật lý. Phương pháp này cho phép bác sĩ có được bản mô tả về kích thước , số lượng và vị trí của khối u.

- Nội soi: bác sĩ tạo một lỗ nhỏ trên da bụng và chèn một ống nhỏ với một camera được chiếu sáng gắn qua các lớp của thành bụng. Máy này giúp bác sĩ đưa ra kết luận chính xác về sự tăng trưởng của khối u và cấu trúc phát triển của nó.

4. U xơ tử cung nên ăn gì và nên kiêng ăn gì?

- Việc điều trị không cần thiết nếu u xơ không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sinh hoạt của bạn. Việc duy trì lối sống lành mạnh và khoa học là quan trọng hơn cả.

4.1. Nên ăn gì?

Bạn nên chú ý đến nguồn dinh dưỡng khoa học. Chú trọng thức ăn mỗi ngày, tăng cường một số loại thực phẩm sau sẽ tốt cho sức khỏe của bạn. Ví dụ như: ngũ cốc chưa chế biến, thịt trắng, rau, củ, trái cây,…

U xơ tử cung nên ăn nhiều hoa quả, rau củ
Hình 3: U xơ tử cung nên ăn nhiều hoa quả, rau củ

4.2. Kiêng ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm tốt làm giảm kích thước khối u, bạn cần lưu ý gì? Một số thực phẩm cần tránh vì có nguy cơ làm tăng kích thước khối u. Ví dụ như: thịt đỏ, café, chất ngọt, chất béo động vật,…Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để thiết lập chế độ dinh dưỡng lành mạnh và khoa học nhất cho người bệnh.

- Bên cạnh đó, bạn cần phối hợp thêm rèn luyện thể lực. Các bài yoga, thiền, chạy bộ, thể dục dụng cụ,.. được khuyến khích cho người bệnh. Hãy tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để ngăn chặn nguy cơ mắc nhiều căn bệnh khác nhau.

5. U xơ tử cung uống thuốc gì?

- U xơ tử cung lành tính có thể chặn đứng bằng thuốc mà không cần biện pháp phẫu thuật. Bạn cần kết hợp cả biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc để nâng cao hiệu quả điều trị.Tuy nhiên, bạn chỉ được dùng thuốc dưới sự chỉ dẫn chi tiết của bác sĩ chuyên khoa.

- Dưới đây là một số loại thuốc được dùng kết hợp khi điều trị u xơ tử cung:

- Thuốc giảm đau: thường dùng như paracetamol- acetaminophen ( panadol, efferalgan), thuốc NSAIDs chống viêm không steroid ( naproxen, ibuprofen). Việc sử dụng thuốc giảm đau hợp lý có thể làm giảm đau trong kỳ kinh nguyệt, giảm chảy máu và không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

- Thuốc tránh thai đường uống: cân bằng nồng độ hormon của bạn, đặc biệt trong chu kỳ kinh nguyệt. Thuốc tránh thai kiểm soát nội tiết tố làm giảm kích thước khối u xơ đáng kể. Hơn nữa, chúng giúp giảm đau và giảm chảy máu trong kỳ kinh nguyệt của bạn.

- Liệu pháp hormon: Thuốc chủ vận GnRH làm giải phóng hoormon gonadotropin (GnRHa) ức chế quá trình sản xuất prosgestin và estrogen. Khi nồng độ estrogen giảm sẽ làm giảm đáng kể lượng tế bào của u xơ, làm nó teo lại. Hơn nữa, một điều tuyệt vời khiến nó là đầu tay do không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau khi kết thúc điều trị.

Tóm lại, u xơ tử cung là bệnh đáng lo ngại cho phụ nữ ở độ tuổi trung niên. Các sản phẩm từ Samya giúp ngăn ngừa, phòng chống, hỗ trợ điều trị tốt các bệnh về vùng kín. Các sản phẩm từ Samya được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên rất tốt cho chị em phụ nữ. Chúc bạn đọc luôn mạnh khỏe và tích lũy thêm nhiều kiến thức bổ ích.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *