Chữa vi khuẩn HP bằng các cây thuốc dân gian là một sự lựa chọn an toàn, ít gây tác dụng phụ đối với người bệnh. Trong đó những cây thuốc thường được sử dụng là lá cây hoàn ngọc, lá cây khôi, cây hoàng liên,…

Vi khuẩn HP là gì?
Vi khuẩn HP là tên viết tắt của Helicobacter Pylori – một loại vi khuẩn thường ký sinh trong dạ dày người và gây ra các vấn để ở hệ tiêu hóa. Vi khuẩn HP có đặc tính làm tăng tiết axit cho dạ dày do cơ thể chúng tiết ra một loại enzyme tên là Urease – một chất giúp vi khuẩn này không bị tiêu diệt bởi lượng axit trong dạ dày giúp chúng thích nghi với môi trường sống xung quanh.
Enzyme Urease của vi khuẩn HP tiết ra là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm loét niêm mạc dạ dày và tá tràng. Những bệnh lý thường gặp có bắt nguồn là vi khuẩn HP gồm: bệnh trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng, ung thư dạ dày, kèm theo đó là tình trạng thiếu máu, xuất huyết giảm tiểu cầu,…
Vi khuẩn HP sinh sống và gây bệnh cho dạ dày âm thầm và tương đối chậm. Thời gian ủ và phát bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày có thể kéo dài trong vòng 30 năm. Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua đường miệng, đi xuống dạ dày. Đây là căn bệnh có thể lây nhiễm từ người sang người, trong đó khuẩn HP có thể di chuyển gián tiếp khi chúng ta sử dụng chung bát đũa, cốc, bàn chải đánh răng, hoặc không vệ sinh tay trước khi ăn hoặc sau khi đi vệ sinh.
Mọi đối tượng đều có khả năng nhiễm khuẩn HP, nhưng đa phận đối tượng phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Cho đến nay đã có những loại thuốc đặc trị loại vi khuẩn này, tuy nhiên do khả năng lây lan dễ dàng nên bệnh thường có khuynh hướng tái lại cách nhiều thánh hoặc nhiều năm.
Dùng cây thuốc chữa vi khuẩn HP có hiệu quả không?

Bên cạnh việc điều trị vi khuẩn HP bằng thuốc Tây y. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp Đông – Tây kết hợp điều trị nhiễm khuẩn HP. Trong đó một số cây thuốc Nam chữa khuẩn HP được dân gian áp dụng phổ biến. Vì đặc tính rẻ tiền, tiện lợi và dễ tìm, ít phát sinh tác dụng phụ mà không ít người bệnh lựa chọn điều trị ban đầu.
Mặc dù y học hiện đại vẫn chưa thực sự công nhận loài cây nào có thể đặc trị vi khuẩn HP trong dạ dày nhưng đa số các cây thuốc đều được công nhận mang lại những cải thiện nhất định. Trong các vị thuốc, dược liệu và thảo mộc dân gian đều có hàm lượng dược chất có khả năng ức chế các hoạt động của vi khuẩn HP. Sau đó có thể tiêu diệt những số lượng vi khuẩn HP này theo thời gian. Ngoài ra nếu sử dụng cây thuốc trong thời gian dài cũng không khiến cho các khuẩn HP kháng thuốc như khi dùng tân dược.
Mặc dù sử dụng các cây thuốc chữa vi khuẩn HP tương đối dễ dàng và là một lựa chọn an toàn nhưng phương pháp vẫn còn nhiều điểm hạn chế. Để bài thuốc phát huy hiệu quả, người bệnh cần kiên nhẫn sử dụng trong thời gian dài. Ngoài ra cách điều trị này cũng chỉ phù hợp với những triệu chứng cơ bản, người bị bệnh mạn tính khi sử dụng sẽ không lại lại hiệu quả đáng kể.
Các cây thuốc chữa vi khuẩn HP được dùng phổ biến
Lá khôi tía
Tên khoa học của cây lá khôi là Ardisia silvestris, còn được gọi là cây độc lực, lá đơn tướng quân, hoặc lá khôi nhung… Cây lá khôi được biết đến như một vị thuốc chữa đau bụng, khắc phục tình trạng đau dạ dày hiệu quả. Phương thuốc được ứng dụng nhiều trong dân gian, và được biết đến rộng rãi ở các khu vực miền Bắc như Thanh Hóa và Nghệ An.
Ngoài ra, Đông y cũng công nhận lá khôi là một vị thuốc quý đem đến những cải thiện tốt trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng. Nhờ thành phần kiềm tính cao mà lá khôi có thể trung hòa, làm giảm tiết axit dịch vị, từ đó gây ra điều kiện bất lợi cho môi trường sống của vi khuẩn HP.
Trong Tây y, lá khôi có chứa các thành phần chính là tanin và glucosid. Đây là những chất có tác dụng làm se vết loét, làm lành các vết thương do viêm ở dạ dày và tá tràng nhanh chóng. Đồng thời thành phần kháng viêm của lá khôi cũng giúp giảm đau, giảm dịch vị xuống mức bình thường, cải thiện tình trạng ợ chua, nóng rát vùng thượng vị. Từ đó giúp người bệnh có thể ăn ngon, tiêu hóa dễ dàng và ngủ tốt hơn.
- Nấu nước lá khôi tía: Dùng 20g lá khôi cho mỗi lần uống trong ngày, có thể dùng lá khôi tía tươi hoặc khô mang đi rửa sạch, sau đó cho vào nồi để sắc lấy nước uống. Bài thuốc có thể hỗ trợ điều trị vi khuẩn Hp, ngăn ngừa chứng ợ nóng và khó tiêu. Đồng thời giảm dịch vị dạ dày, giảm đau dạ dày và cải thiện các triệu chứng ở bệnh lý này gây ra.
- Kết hợp cùng thảo dược: Những loại thảo dược khác như nghệ vàng, ý dĩ, phục linh, hồi đầu thảo, ô tặc cốt, cam thảo, sa nhân… khi kết hợp với khôi tía nấu nước uống cũng đem đến hiệu quả đáng kể trong điều trị khuẩn HP. Kết hợp với bài thuốc, bệnh nhân cũng cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt cho thật hợp lý.
Lá cây chè dây

Chè dây là một trong những cây thuốc chữa vi khuẩn Hp từ lâu đời được nhiều người biết đên. Y học hiện đại công hiệu của quả của lá chè dây trong điều trị các chứng bệnh liên quan đến đường ruột, trong đó có khả năng kiểm soát sự phát triển của vi khuẩn Hp.
Lá chè dây có lượng lớn hoạt chất flavonoid – một chất có công dụng chính là giảm đau, giúp vết thương mau lành. Nên việc dùng lá chè dây điều trị các bệnh do vi khuẩn Hp gây ra là điều hoàn toàn có cơ sở. Chè dây để làm thuốc thường được hái lá khi cây còn non, sau đó đem lá chè rửa sạch, cắt nhỏ thân, lá thái nhỏ và đem đi sấy khô hoặc sao vàng hạ thổ.
Dùng lá chè dây khô nấu nước uống. Mỗi lần dùng khoảng 10-15g chè dây đã sấy khô với 150ml nước sôi và lắc nhẹ cho đều, sau đó đổ bỏ phần nước đầu đi. Sau đó cho tiếp 150ml nước sôi vào bình, chờ khoảng 10 phút để chè ngấm đều thì dùng uống.
Người bệnh có thể sử dụng nước lá chè dây để uống nóng hoặc uống lạnh đều được. Nước lá chè dây có vị ngọt nhẹ tự nhiên, mùi thơm dễ chịu nên rất dễ uống. Bạn có thể dùng chè dây để uống thay nước hàng ngày mà không phải lo về các tác dụng phụ xảy ra.
Lá cây hoàn ngọc
Trong dân gian gọi cây hoàn ngọc là cây con khỉ, công dụng chính của cây hoàn ngọc là chữa dạ dày và các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa. Trong Tây y hiện đại ghi nhận, lá cây hoàn ngọc chứa sterol, coumarin, carotenoid, ngoài ra lượng đường khử của lá hoàn ngọc có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, đồng thời làm tan sẹo lồi… Nhờ đó là vị thuốc này cũng được áp dụng để kiểm soát sự phát triển của khuẩn HP, cải thiện bệnh viêm loét dạ dày.
Cách dùng:
- Cách 1: Người bệnh dùng khoảng 5-6 lá cây hoàn ngọc đem đi rửa sạch, ngâm nước muối. Sau đó giũ sạch nước và đem nhai cùng với ít muối và nuốt. Áp dụng liên tục trong vòng 1 tháng sẽ thấy hiệu quả.
- Cách 2: Sử dụng khoảng 20-25 lá cây hoàn ngọc đem đi rửa sạch, cho vào cối xay nhỏ hoặc giã nát. Sau đó lọc lấy nước uống mỗi ngày 1-2 lần/ ngày. Uống liên tục trong 2-3 tuần để giảm lượng axit trong dạ dày.
- Cách 3: Người bệnh có thể dùng lá cây hoàn ngọc để ăn kèm với các món ăn, hoặc nấu canh ăn hàng ngày.
Lá cây dạ cẩm

Một loài cây thuốc chữa vi khuẩn HP hiệu quả được dân gian công nhận là Dạ cẩm. Tên khoa học của dạ cẩm là Oldenlandia eapitellata Kuntze, những tên gọi dân gian của dạ cẩm là cây đất lượn, loét mồm. Cây dạ cẩm có vị đắng, công dụng chính là giải nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giúp giảm đau, lợi tiểu. Đồng thời dạ cẩm cũng giúp làm giảm lượng axit trong dạ dày, hỗ trợ loại bỏ khuẩn HP và điều trị tình trạng viêm loét dạ dày – tá tràng.
Để dùng dạ cẩm điều trị bệnh, đầu tiên người bệnh hái lá và rễ non của dạ cẩm hoặc có thể dùng cả cây (bỏ rễ) mang về sấy hoặc phơi khô. Cách đơn giản nhất là hãm lá dạ cẩm khô cùng nước sôi làm trà uống hàng ngày. Những cách chữa bệnh với lá dạ cẩm phổ biến là:
- Cách 1: Dùng khoảng 20 – 40g lá dạ cẩm đem đi rửa sạch sắc với khoảng 500ml nước, đến khi thuốc cạn còn 2/3 ấm thì chia làm 2 phần uống 2 lần/ ngày, uống trước ăn, uống liên tục trong 10 ngày để có hiệu quả.
- Cách 2: Sử dụng khoảng 300g dạ cẩm và 900g đường. Đun hỗn hợp nấu thành cao hoặc siro uống hàng ngày với lượng tương đương 20g dạ cẩm. Thực hiện liên tục bài thuốc trong vòng 30 ngày.
- Cách 3: Sử dụng khoảng 20 – 40g dạ cẩm tán nhuyễn thành bột, sau đó đun cùng nước uống như trà, chia 2 lần uống khi dạ dày bị đau hoặc trước ăn sẽ làm dịu cơn đau dạ dày.
Trên đây là những cây thuốc chữa vi khuẩn HP được dân gian sử dụng. Thảo dược tương đối an toàn nên người bệnh có thể áp dụng điều trị lâu dài với những trường hợp bệnh chưa có biểu hiện nghiêm trọng. Nếu như trong thời gian dùng thuốc, bệnh nhân có bất kỳ biểu hiện khó chịu nào, nên dừng lại và thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo. Chúng tôi không đưa ra chẩn đoán, lời khuyên, chỉ định phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên viên y tế.