Khi bạn già đi, cơ thể bạn trải qua nhiều thay đổi, bao gồm cả sức khỏe âm đạo. Hiện nay, nhiều người vẫn còn tâm lý ngại ngùng khi đề cập tới âm đạo, thậm chí còn cảm thấy xấu hổ khi nhắc tới các vẫn đề liên quan. Tuy vậy, để giữ cho âm đạo của bạn khỏe mạnh, điều quan trọng là phải hiểu kỹ những kiến thức liên quan tới nó.
Âm đạo là gì?
- Hai môi âm hộ: Bao gồm môi lớn và môi bé bao quanh lỗ âm đạo.
- Âm vật: Có vị trí nằm gần đỉnh âm hộ, là một bộ phận nhạy cảm.
Chúng ta cùng tìm hiểu thêm về sức khỏe âm đạo qua các độ tuổi ở dưới bài viết sau đây.
1. Sức khỏe âm đạo ở độ tuổi 20
Nhiều nghiên cứu cho biết, năm 20 tuổi, sức khỏe âm đạo của phụ nữ là tốt nhất, điều này chủ yếu là do đỉnh của hormone giới tính estrogen, progesterone và testosterone hoạ động tốt nhất trong thời gian này. Estrogen chịu trách nhiệm giữ cho âm đạo của bạn được bôi trơn, đàn hồi và có tính axit.
Âm đạo của bạn được bao quanh bởi hai bộ nếp gấp da được gọi là labia bên trong và labia bên ngoài. Labia bên ngoài chứa một lớp mô mỡ. Ở độ tuổi 20, lớp ngoài cùng có thể nhỏ hơn lớp bên trong.
20 tuổi cũng là thời gian cơ thể sung mãn, và có ham muốn cao. Tuy nhiên, trong vấn đề tình dục, đặc biệt là nếu bạn quan hệ tình dục thường xuyên, bạn có thể bị mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) do vi khuẩn gây hại di chuyển từ âm đạo đến niệu đạo. Để giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh UTI, các chuyên gia khuyến cáo bạn nên đi tiểu càng sớm càng tốt sau khi quan hệ để giúp loại bỏ vi khuẩn ra khỏi âm đạo của bạn.
Âm đạo có khả năng tự làm sạch. Khi nó tự làm sạch, nó tạo ra một chất dịch màu trắng. Sự thay đổi nội tiết tố trong chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể ảnh hưởng đến lượng dịch tiết ra từ âm đạo của bạn. Bạn cũng cần lưu ý khi cơ thể các triệu chứng như đau khi quan hệ tình dục, ngứa, tiết dịch có mùi hôi hoặc nóng rát.
Trong độ tuổi 20 hãy cố gắng duy trì và cân bằng sức khỏe âm đạo bằng việc vệ sinh đúng cách, chăm sóc "cô bé" hằng ngày bằng nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ.
2. Sức khỏe âm đạo ở độ tuổi 30
Trong độ tuổi 30, labia bên trong của bạn có thể chuyển sang sẫm màu do thay đổi hormone. Nếu bạn có thai, dịch âm đạo có thể tăng và xuất hiện màu trắng đục. Trong thời kỳ này, dịch tiết ra có thể có mùi nhẹ, nhưng nếu dịch có màu xanh, vàng hoặc mùi hôi hoặc tanh bạn nên tới thăm khám bác sĩ vì đây chính là dấu hiệu sức khỏe "cô bé" đang gặp vấn đề.
Sau khi sinh con, âm đạo của bạn có thể mất độ đàn hồi và căng hơn bình thường. Theo thời gian, hầu hết các âm đạo sẽ trở lại kích thước gần như trước khi sinh. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể áp dụng các bài tập Kegel để thúc đầy quá trình phục hồi chức năng âm đạo.
3. Sức khỏe âm đạo ở độ tuổi 40
Bước sang tuổi 40, chắc hẳn nhiều người sẽ lo lắng tới thời kỳ tiền mãn kinh. Tiền mãn kinh chính là khoảng thời gian trước khi cơ thể bạn ngừng ra kinh nguyệt. Khi đó âm đạo của bạn cũng sẽ trải qua những thay đổi đáng kể ở độ tuổi 40. Thông thường, độ tuổi này, nồng độ estrogen trong cơ thể bạn giảm, thành âm đạo của bạn trở nên mỏng hơn và khô hơn. Điều này được gọi là teo âm đạo và có thể gây ra:
- Đỏ âm đạo.
- Cảm thấy đau khi quan hệ tình dục.
- Ngứa âm đạo.
- Nóng rát khi đi tiểu.
- Ống âm đạo bị rút ngắn.
- Nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục tăng cao.