Khám phụ khoa cho người chưa lập gia đình sẽ không tiến hành can thiệp vào sâu bên trong âm đạo, thay vào đó sẽ thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng để kiểm tra sức khỏe của cơ quan bên trong. Việc thăm khám sẽ không gây đau đớn và không ảnh hưởng đến màng trinh, vì thế chị em hoàn toàn có thể yên tâm đi khám nếu thấy có dấu hiệu bất thường tại cơ quan sinh dục.

Vì sao phụ nữ chưa quan hệ ngại đi khám phụ khoa?
Khám phụ khoa là tiến hành thăm khám ở cơ quan sinh sản của nữ giới như âm hộ, âm đạo, tử cung, buồng trứng,… Việc thăm khám này nhằm mục đích kiểm tra sức khỏe của cơ quan sinh dục, sớm phát hiện những bất thường để có biện pháp can thiệp đúng cách. Khám phụ khoa là một trong những cách giúp chị em bảo vệ sức khỏe chính mình, tuy nhiên đây là điều gì đó rất tế nhị đối với phụ nữ chưa lập gia đình. Đa số, các chị em chưa từng trải qua đời sống tình dục đều khá e ngại trong việc đi khám phụ khoa do các nguyên nhân sau đây:
- Tâm lý: Các chị em khi chưa trải qua đời sống tình dục thường sẽ khá lo ngại và ngượng ngùng khi để người khác đụng chạm vào vùng kín. Chính vì thế, khám phụ khoa là điều khá tế nhị đối với họ và rất ít người nghĩ đến việc này.
- Chưa quan hệ sẽ không mắc bệnh: Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm ở các chị em, phụ nữ đã từng quan hệ hay chưa quan hệ đều có nguy cơ mắc bệnh phụ khoa là ngang nhau. Do vùng kín là cơ quan sinh sản rất nhạy cảm và dễ bị tác nhân gây hại xâm nhập gây bệnh.
- Sợ rách màng trình: Màng trinh là tấm màng mỏng nằm ở bên trong âm đạo và cách cửa âm đạo từ 2 – 3 cm. Màng trinh thường sẽ rách khi tiến hành quan hệ tình dục trong lần đầu tiên, chính vì thế chúng thường dùng để đánh giá sự trinh trắng của người phụ nữ. Chị em cho rằng, khám phụ khoa sẽ phải dùng dụng cụ y khoa xâm nhập vào bên trong để kiểm tra cơ quan sinh sản và gây rách màng trinh, chính vì thế rất nhiều người lo ngại trong việc thăm khám phụ khoa khi chưa từng quan hệ tình dục.
Có nên đi khám phụ khoa khi chưa lập gia đình không?

Vùng kín là khu vực khá nhạy cảm, luôn trong trạng thái ẩm ướt nên là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn có hại sinh sôi phát triển và gây bệnh. Thống kê y học cho thấy, số ca mắc bệnh phụ khoa ở nước ta đang có sự gia tăng qua các năm với tỷ lệ khoảng 15%. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào và không phân biệt độ tuổi. Chính vì thế việc thăm khám phụ khoa là điều rất cần thiết đối với phụ nữ đã có gia đình, chưa gia đình và cả trẻ vị thành niên đã dậy thì.
Vì thế, chị em dù thuộc vào đối tượng nào đi nữa cũng nên duy trì thói quen khám phụ khoa định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần để tầm soát sức khỏe cơ quan sinh sản. Đồng thời, tiến hành khám phụ khoa ngay nếu thấy có các dấu hiệu bất thường tại vùng kín như khí hư ra nhiều có màu sắc bất thường, vùng kín có mùi hôi khó chịu, ngứa rát âm đạo, đau bụng dưới,…
Quy trình khám phụ khoa ở nữ giới chưa quan hệ
Quy trình khám phụ khoa ở chị em chưa từng quan hệ tình dục diễn ra đơn giản hơn so với các chị em đã từng lập gia đình. Tuy nhiên, tâm lý là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến quy trình thăm khám ở các chị em. Thông thường, trước khi bước vào cuộc kiểm tra bác sĩ sẽ phải có cuộc trò chuyện thân mật giúp chị em giải tỏa được tâm lý căng thẳng và lo lắng. Quy trình thăm khám phụ khoa ở chị em chưa lập gia đình được diễn ra theo quy trình sau đây:
+ Bước 1: Lấy thông tin cần thiết
Hỏi các thông tin cần thiết để phục vụ cho việc thăm khám như các dấu hiệu bất thường mà chị em gặp phải, tiền sử bệnh và phương pháp điều trị đã từng áp dụng trước đó, đã từng quan hệ tình dục chưa,… Dựa vào đây, bác sĩ mới lên kế hoạch thăm khám cụ thể.

+ Bước 2: Khám tổng quát vùng bụng
Lúc này, chị em nằm ở tư thế sản khoa và bác sĩ sẽ dùng tay ấn vào vùng bụng để kiểm tra bất thường như dấu hiệu của dịch cổ trướng, sẹo phẫu, xuất hiện khối u, tuần hoàn bàng hệ,… Nếu có sự xuất hiện khối u, cách này sẽ giúp xác định được vị trí, kích thước và khả năng di động của chúng.
+ Bước 3: Khám bộ phận sinh dục ngoài
Bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng tay và mắt thường để kiểm tra các bộ phận sinh dục ở bên ngoài xem có dấu hiệu bất thường hay không như mu, âm hộ, tầng sinh môn, môi lớn, môi bé, âm vật,… Nếu có dấu hiệu viêm nhiễm thì bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám bước tiếp theo.
+ Bước 4: Khám cận lâm sàng
Ở chị em đã từng quan hệ nếu có dấu hiệu viêm nhiễm sẽ dùng mỏ vịt đưa vào bên trong để kiểm tra dấu hiệu viêm nhiễm cũng như dấu hiệu bất thường bên trong âm đạo và tử cung. Còn đối với những trường hợp chưa quan hệ, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ y khoa lấy dịch âm đạo để đi làm xét nghiệm kiểm tra viêm nhiễm.
Ngoài ra, nếu nghi ngờ có một vài bất thường bên trong cơ quan sinh sản thì bác sĩ sẽ chỉ định chị em làm một số xét nghiệm cận lâm sàng khác như xét nghiệm máu và nước tiểu, siêu âm tử cung và buồng trứng,… Cách này sẽ giúp phát hiện chính xác bệnh lý mà không gây rách màng trinh, vì thế chị em hãy yên tâm khi thực hiện.

+ Bước 5: Kết luận
Sau khi trải qua quá trình thăm khám ở trên bác sĩ sẽ dựa vào đó để chẩn đoán tình trạng sức khỏe cơ quan sinh sản của bạn. Nếu mắc bệnh phụ khoa, bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh các phương pháp điều trị phù hợp nhất và đưa ra phác đồ. Nếu cơ quan sinh sản vẫn hoạt động khỏe mạnh bình thường thì sẽ được hướng dẫn cách vệ sinh đúng cách nhằm phòng ngừa viêm nhiễm.
Lưu ý khi đi khám phụ khoa cho người chưa lập gia đình
Khám phụ khoa là cách duy nhất giúp bạn phát hiện bệnh lý và kiểm tra sức khỏe của cơ quan sinh sản. Để quá trình thăm khám diễn ra thuận lợi và mang lại kết quả chính xác nhất thì bạn nên lưu ý một số điều dưới đây:
- Khám phụ khoa tốt nhất là 3 ngày sau khi kết thúc kỳ hành kinh, tuyệt đối không đi khám phụ khoa vào những ngày hành kinh, máu kinh sẽ làm sai lệch kết quả xét nghiệm.
- Trước khi đi thăm khám phụ khoa tuyệt đối không được uống rượu bia, sử dụng chất kích thích hoặc các thực phẩm ngọt chứa nhiều đường.
- Hãy ổn định tâm lý khi đi thăm khám phụ khoa, tìm hiểu những thông tin cần thiết về việc thăm khám phụ khoa dành cho phụ nữ chưa quan hệ giúp bạn cảm thấy yên tâm hơn.
- Cần phải ghi nhớ ngày hành kinh và hết kinh gần nhất, thống kê những triệu chứng bất thường mà bản thân gặp phải để trao đổi trực tiếp với bác sĩ thăm khám.

- Khi đi khám nên mặc những trang phục rộng rãi và thoải mái giúp quá trình thăm khám diễn ra dễ dàng hơn. Tốt nhất hãy mặc váy và không nên mặc quần bó sát hoặc trang phục áo liền quần.
- Tiến hành khám phụ khoa định kỳ hoặc ngay khi có các triệu chứng bất thường tại cơ quan sinh dục như nóng rát âm đạo, rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh dữ dội, bất thường về khí hư,…
- Thực hiện khám phụ khoa tại những cơ sở y tế uy tín, đảm bảo chất lượng và tay nghề bác sĩ cao. Điều này giúp quá trình thăm khám có thể mang lại kết quả chính xác nhất, tránh tình trạng “tiền mất tật mang”.
Trên đây là những thông tin cần biết về việc thăm khám phụ khoa cho người chưa lập gia đình chị em có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Khám phụ khoa giúp chị em bảo vệ sức khỏe của bản thân, chính vì thế nó rất cần thiết đối với những người đã từng và chưa từng quan hệ tình dục. Chị em chưa lập gia đình nếu còn tâm lý e ngại trong chuyện này thì hãy gạt bỏ và đi thăm khám ngay khi thấy vùng kín có triệu chứng bất thường.