Hoa Atiso từ xa xưa đã được sử dụng rộng rãi bởi vì những công dụng tuyệt vời chúng mang lại. Không chỉ có mùi vị thơm ngon, Atiso còn rất tốt đối với sức khỏe của con người. Bạn có thể dễ dàng mua hoa Atiso tại Việt Nam đặc biệt tại Đà Lạt, Sapa, Hà Giang và những vùng lạnh. Bài viết sau đây sẽ cung cấp đến bạn những thông tin cơ bản về loại hoa này nhé. Cùng theo dõi nha.

Những thông tin cơ bản về hoa Atiso

Hoa Atiso được sử dụng nhiều trong đời sống

Dưới đây là 1 số thông tin giải đáp về Atiso là gì, thành phần và đặc điểm của hoa Atiso.

Atiso là gì?

Cây Atiso là một loại cây phổ biến tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Atiso còn được biết đến với tên gọi khác như cây Bụp giấm. Hoa của cây Atiso có vị chua và mùi thơm nhẹ có tên khoa học là Hibiscus Sabdariffa.

Đặc điểm của cây Atiso

Atiso có nguồn gốc từ châu Phi thuộc loại cây lá gai, thân thảo. Mỗi cây Atiso có chiều cao khoảng 1-1,2m, thậm chí cao lên đến 2m tùy thuộc vào khí hậu và đặc điểm thổ nhưỡng tại đó. Cụ thể:

  • Thăng thẳng, cứng có màu tím nhạt.
  • Lá cây Atiso có màu lục to và dài. Phiến lá có răng cưa.
  • Hoa Atiso có màu đỏ tím và thường mọc ở nách lá của cây. Bông hoa có lông nhỏ màu trắng và hoa Atiso có đầu hoa nhọn.

Cây Atiso có thể tận dụng và sử dụng được nhiều bộ phận để làm dược liệu. Đặc biệt là hoa Atiso và quả Atiso là 2 bộ phận được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Thành phần hóa học

Trong Atiso có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe

Hoa Atiso chứa rất nhiều dưỡng chất đặc biệt có lợi cho sức khỏe của con người. Hàm lượng vitamin trong hoa Atiso cũng rất dồi dào. Cụ thể:

120g atiso khi luộc chứa các dưỡng chất sau:

64 calo. 14,3g carbohydrate. 3,5g protein. 0,4g chất béo.
10,3g chất xơ. 10,7 mcg vitamin B12. 17,8 mcg vitamin K. 8,9 mg vitamin C.
50,4mg magie. 0,3mg manga. 343 mg kali. 87,6mg photpho.
0,2mg đồng. 1,3 mg niacin. 0,1 mg riboflavin. 0,1mg vitamin B6.
0,7mg sắt. 0,1 mg thiamin. 0,3mg axit pantothenic. 0,5mg kẽm.

Thu hái và bảo quản

Thời điểm thu hoạch hoa atiso nhiều nhất trong năm là từ tháng 7 cho đến tháng 10. Thời điểm này hoa atiso sở hữu nhiều dưỡng chất tốt nhất. Sau khi thu hoạch xong bạn có thể sử dụng phương pháp sấy khô để bảo quản atiso.

Atiso tươi được thu hái hàng năm vào tháng 7 đến tháng 10

Dưới đây là quy trình bảo quản hoa atiso có thể bạn chưa biết:

  • Sau khi thu hoạch hoa xong, bạn hãy rửa sạch ít nhất 3 lần nước sạch để loại bỏ những bụi bẩn bám trên hoa.
  • Để ráo nước và phơi khô hoa cây atiso cho đến khi hoa khô khoảng 1 ngày.
  • Sấy khô hoa ở nhiệt độ khoảng 70 độ C.
  • Để nguội và bảo quản hoa cây atiso bằng cách đóng gói vào những túi chân không.

Tác dụng của hoa Atiso

Hoa Atiso có rất nhiều công dụng trong y học và đối với sức khỏe của con người. Người ta hay sử dụng Atiso để kích thích sự tiết dịch của gan. Từ đó giúp giảm các triệu chứng ợ nóng sau khi say.

Không chỉ được sử dụng phổ biến đề điều trị những bệnh về gan, Atiso còn được ứng dụng để phòng chống bệnh xơ vữa động mạch và chống tăng mỡ. Ngoài ra những bạn bị khó tiêu cũng có thể uống Atiso để giải nhiệt và thanh lọc cơ thể.

Nhiều nghiên cứu cho rằng hoa Atiso còn giúp làm giảm lượng cholesterol có trong máu, hỗ trợ tiêu hóa và có lợi cho hệ tim mạch. Ngoài ra hoa Atiso còn mang lại những tác dụng sau đây:

  • Hỗ trợ giảm lượng cholesterol trong máu hiệu quả.
  • Hạ thấp lượng đường có trong máu.
  • Làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.
  • Làm giảm các triệu chứng và các vấn đề về thận, ngăn ngừa sỏi mật.
  • Giữ nước cho cơ thể.
  • Sử dụng như nước dưỡng da.
  • Trị rắn cắn.

Có thể nói khả năng giảm chất béo và giảm lượng cholesterol trong máu của hoa Atiso rất cao. Nhờ 2 thành phần chính là cynarin và luteolin hoa atiso rất an toàn đối với cơ thể của chúng ta.

Cách sử dụng hoa Atiso

Bạn có thể sử dụng hoa Atiso bằng nhiều cách khác nhau như pha trà, ngâm rượu, làm món ăn…Mỗi cách sử dụng atiso đều mang lại công dụng tốt đối với sức khỏe. Sau đây là 1 số cách sử dụng hoa Atiso để bạn tham khảo.

Trà Atiso

Atiso khô được sử dụng để pha trà

Trà Atiso khi uống giúp cơ thể thanh nhiệt và giải độc tuyệt vời. Ngoài ra nó còn giúp làm giảm lượng mỡ máu và hạ huyết áp rất hiệu quả. Để pha trà Atiso bạn hãy làm theo hướng dẫn:

  • Chuẩn bị: 70g hoa Atiso hoặc 30g hoa khô.
  • Rửa sạch nguyên liệu và để ráo nước.
  • Hãm trà trong bình sứ kín cùng với 700ml nước sôi.
  • Cho thêm đường phèn và thưởng thức.

Atiso rất tốt đối với sức khỏe của chúng ta, nhưng để đạt được hiệu quả cao nhất bạn cần sử dụng và uống hoa Atiso đúng cách. Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo 1 người không nên uống quá 2g mỗi ngày. Nếu uống nhiều hơn có thể gây ra tình trạng ngộ độc và không tốt cho sức khỏe.

Ngoài ra khi sử dụng trà Atiso bạn nên chia thành nhiều lần trong 1 ngày và không nên sử dụng quá nhiều trong 1 lần. Đặc biệt lưu ý khi đang sử dụng những loại thuốc điều trị bệnh khác khi sử dụng trà Atiso.

Atiso ngâm đường

Ngâm Atiso với đường và uống giải nhiệt vào ngày hè

Ngâm hoa Atiso với đường cũng trở thành 1 cách sử dụng hiệu quả và mang lại lợi ích đối với cơ thể.

Cách thực hiện:

  • Tách lấy đài hoa Atiso và bỏ hết hạn ở bên trong.
  • Rửa sạch với nước.
  • Ngâm hoa Atiso với nước muối loãng sau đó để ráo nước.
  • Ngâm hoa Atiso với đường theo tỷ lệ 1:1 trong bình thủy tinh.
  • Đậy kín nắp bình.

Atiso ngâm rượu

Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho kết quả Atiso khi ngâm rượu có thể phòng ngừa những triệu chứng bệnh có liên quan đến gan cũng như hệ tiêu hóa. Tuy nhiên không vì thế mà bạn sử dụng hoa atiso quá liều lượng. Để ngâm rượu atiso bạn có thể làm như sau:

  • Rửa sạch hoa atiso.
  • Ngâm với nước muối loãng để thải hết chất bẩn ra ngoài.
  • Xếp hoa thành từng lớp vào bình.
  • Đổ ngập rượu trắng lên hoa và đậy nắp bình lại.

Atiso hầm giò heo

Ngoài dùng để uống trà và ngâm rượu, atiso còn được dùng để hầm với giò heo và trở thành món ăn bổ dưỡng được nhiều người yêu thích.

  • Chuẩn bị: Giò heo, hoa atiso và các gia vị.
  • Rửa sạch giò heo và atiso sau đó trần qua chân giò với nước sôi.
  • Hầm chân giò và atiso trong khoảng 45 phút và nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
  • Tắt bếp và cho ra bát dùng.

Hoa Atiso giá bao nhiêu và mua ở đâu?

Mua hoa Atiso trực tiếp tại các vườn tại Đà Lạt

Hoa Atiso được trồng rất nhiều tại các tỉnh thành tại Việt Nam, chủ yếu là Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo…Vì thế để mua Atiso rất dễ dàng, bạn có thể mua sản phẩm tại các chợ đầu mối, các trang TMĐT hoặc các website bán hàng. Để mua được atiso tươi bạn nên mua từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm trực tiếp tại vườn trên Đà Lạt để có được sản phẩm chất lượng nhất.

Hiện nay trên thị trường, hoa Atiso có giá dao động khoảng 20.000-30.000/ kg đối với loại hoa tươi và 100.000/kg đối với hoa khô. Tùy thuộc vào từng năm giá của Atiso sẽ có sự chênh lệch.

Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp bạn sẽ hiểu hơn về công dụng cách sử dụng Atiso. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *