Đau bụng kinh (thống kinh) là hiện tượng thường thấy ở phụ nữ khi hành kinh. Đối tượng thường gặp tình trạng đau bụng kinh trong chu kỳ kinh nguyệt thường là những cô gái trẻ, chưa sinh con hoặc đang trong độ tuổi dậy thì. Vậy, đau bụng kinh là gì và điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin hữu ích.
Đau bụng kinh là gì?
Đau bụng kinh xuất hiện trước và trong chu kỳ kinh nguyệt. Đây là cơn đau quặn và dữ dội ở vùng bụng dưới. Tùy theo cơ địa của mỗi người mà cơn đau có thể chỉ gây khó chịu hoặc khiến người bệnh không thể hoạt động, đi đứng như bình thường.

Đau bụng kinh có thể là một hiện tượng hoàn toàn bình thường với phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số căn bệnh phụ khoa nguy hiểm như: Lạc nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng… mà chúng ta cần chú ý.
Dấu hiệu và triệu chứng đau bụng kinh
Đau bụng kinh thường chỉ có một triệu chứng thường gặp nhất đó là đau thắt vùng bụng dưới. Cơn đau này có thể xuất hiện vào trước kỳ kinh nguyệt và đau dữ dội nhất vào ngày đầu tiên của kỳ kinh, sau đó giảm dần. Người mắc phải sẽ luôn cảm thấy khó chịu, đau âm ỉ, thậm chí đau cả sang lưng.
Ngoài ra, ở một số người còn bắt gặp triệu chứng đi ngoài phân lỏng, buồn nôn, chóng mặt,… Khi bị đau bụng kinh, người phụ nữ thường rất khó chịu và hầu như không thể đi đứng, ngồi, sinh hoạt và ăn uống như bình thường.

Nguyên nhân đau bụng kinh dữ dội
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau bụng kinh ở người phụ nữ.
- Tử cung nhỏ nên khi bị chèn ép do lớp niêm mạc dày trong kỳ kinh nguyệt, các mạch máu bị siết chặt gây đau.
- Lạc nội mạc tử cung là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng kinh. Đây là tình trạng phần niêm mạc bên trong lạc ra khỏi tử cung và vẫn tiếp tục phát triển, thoái triển. Vì vậy, đến chu kỳ kinh nguyệt, máu không được lưu thông dễ dàng gây ứ tắc, mạch máu chịu áp lực lớn gây nên những cơn đau.
- Viêm vùng chậu là khi các vi khuẩn, tạp khuẩn ở phần viêm âm đạo tấn công lên phần trên của bộ phận sinh dục nữ như buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung. Khi các vùng này bị tổn thương sẽ gây ra hiện tượng đau, thường ở phần bụng dưới.
- U xơ tử cung, u nang buồng trứng cũng là những bệnh lý có biểu hiện đau bụng kinh. Những khối u này ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu tới các bộ phận, tắc nghẽn mạch máu và khiến người bệnh phải chịu đựng những cơn đau dữ dội.

- Do di truyền từ mẹ sang con: Đây là vấn đề có liên quan đến cấu trúc gen và nội tiết tố, không quá đáng ngại
- Do sự thay đổi nội tiết tố, ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của các bộ phận sinh dục.
- Do ăn uống, nghỉ ngơi không khoa học, các cơ quan chức năng hoạt động kém.
- Do lạm dụng các biện pháp tránh thai như đặt vòng, thuốc tránh thai,…khiến các bộ phận sinh dục bị tổn thương.
Vì vậy, cứ 10 người phụ nữ thì có tới 9 người thường xuyên bị đau bụng kinh trong chu kỳ kinh nguyệt. Đây là một hiện tượng thường gặp nhưng lại khiến chị em rất khó chịu và khổ sở. Vậy làm cách nào để có thể khắc phục hiện tượng đau bụng kinh mỗi khi đến kỳ?
Đau bụng kinh nên làm gì?
Có rất nhiều cách được chị em phụ nữ áp dụng và truyền tai nhau để “cấp cứu”, tạm thời đẩy lùi hiện tượng đau bụng kinh.
- Chườm nóng: đây là một phương pháp mà nhiều bạn gái hay sử dụng. Đặt một túi chườm nước nóng lên vùng bụng dưới giúp làm giãn nở tử cung, máu lưu thông tốt hơn nên sẽ cải thiện được cơn đau nhanh chóng.
- Massage bụng theo hình vòng tròn, làm ấm bụng, giúp giảm co thắt tử cung và giảm đau tức thì.
- Không vận động mạnh, nghỉ ngơi, giữ ấm để việc tuần hoàn máu tốt hơn, giảm đau hiệu quả.
- Ăn uống đầy đủ, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, nhất là các thực phẩm nhiều khoáng chất và bổ máu; hạn chế đồ cay nóng.
- Sử dụng thuốc giảm đau để nhanh chóng thoát khỏi cơn đau dữ dội.

Tuy nhiên, đây chỉ là những biện pháp tạm thời, giúp giảm bớt cơn đau ở thời điểm bạn phải chịu đựng nó. Liệu rằng đau bụng kinh có thể điều trị lâu dài và sẽ không còn trở thành nỗi ám ảnh của bạn mỗi kỳ kinh nguyệt?
Phương pháp điều trị đau bụng kinh hiệu quả
Đau bụng kinh có rất nhiều nguyên nhân, nhưng đa phần đều do cơ địa và bệnh lý mà thành. Hiện nay, chị em phụ nữ thường sử dụng các phương pháp sau để điều trị đau bụng kinh.
Mẹo dân gian
Đây là phương pháp thường gặp và dễ làm nhất, điển hình là việc sử dụng lá nhọ nồi đun thành nước uống nhằm giảm đau bụng kinh. Phương pháp này khá hiệu quả nhưng cũng chỉ là một giải pháp tạm thời. Bạn vẫn sẽ phải nơm nớp lo lắng cơn đau dữ dội ghé thăm mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt.
Một số mẹo dân gian hay được các chị em phụ nữ áp dụng như:
- Uống nước gừng làm ấm bụng, giúp các mạch máu giãn nở, đưa máu lưu thông tốt, giảm đau bụng. Bạn có thể đun gừng giã lấy nước uống hoặc ăn trực tiếp đều tốt.
- Lá trầu không cũng là một nguyên liệu được tận dụng để làm giảm đau bụng kinh hiệu quả. Lấy vài lá trầu không, rửa sạch và nhai cùng với muối, bạn sẽ thấy các cơn đau nhanh chóng bị đẩy lùi.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng mật ong pha cùng nước ấm, uống trực tiếp. Mật ong có tính kháng khuẩn, lại rất hiệu quả trong việc phục hồi những tổn thương, thư giãn tinh thần.

Lưu ý, nếu bạn mắc chứng đau bụng kinh do nguyên nhân bệnh lý phụ khoa thì mẹo dân gian thực sự không phải là giải pháp mà bạn cần tìm.
Tây y
Các loại thuốc giảm đau tức thì thường dễ dàng được tìm thấy tại các hiệu thuốc. Đây là một phương pháp tiện lợi và nhanh chóng đem lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh.
Chi phí rẻ, dễ dàng tìm mua và hiệu quả nhanh chóng là những ưu điểm nổi bật của thuốc giảm đau. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo bạn không nên quá lạm dụng thuốc, chỉ dùng khi thấy quá khó chịu và đau đớn. Với thuốc Tây y, việc sử dụng quá nhiều và thường xuyên bao giờ cũng dễ dẫn đến nhờn thuốc và các tác dụng phụ không mong muốn.
Hơn nữa, việc dùng thuốc giảm đau cũng chỉ là một giải pháp tạm thời mà không có tác dụng về lâu về dài. Ba nhóm thuốc chính, được chị em sử dụng để cứu cánh mỗi khi bị cơn đau bụng kinh hành hạ bao gồm:
- Nhóm thuốc chống co thắt cơ: đây là nhóm thuốc có chứa thành phần dipropylin, alverin, drotaverin giúp giãn các cơ ở tử cung, giảm những cơn đau do các cơ co thắt.
- Nhóm thuốc điều chỉnh nội tiết tố nữ: gồm có các thành phần như estrogen, progesteron, dydrogesterone hoặc lynestrenol, điều chỉnh nội tiết tố về trạng thái cân bằng, ổn định.
- Nhóm thuốc chống viêm không steroid: đây là những loại thuốc chống viêm nhiễm, dùng cho các bạn nữ chưa quan hệ tình dục.

Ngoài ra, có một số loại thuốc hiện được nhiều chị em biết đến và sử dụng, cụ thể như: Aspirin, Cataflam, Hyoscinum, Alverin, Dolfenal.
Sử dụng thảo dược thiên nhiên
Sử dụng thảo dược điều trị đau bụng kinh là một lựa chọn đang được nhiều chị em ưa chuộng bởi tính an toàn, lành tính và tác động sâu của thảo dược thiên nhiên.
Một số loại thảo dược như ích mẫu, trinh nữ, ngải cứu,…mang công dụng tuyệt vời trong việc cải thiện tình trạng. Các loại thảo dược Đông y tác động vào sâu căn nguyên gây bệnh, cải thiện bệnh lý gây nên những cơn đau và từ đó mang lại hiệu quả lâu dài.
Hơn nữa, người thầy thuốc sẽ kê đơn, bắt bệnh đúng theo tình trạng của từng người nên ai cũng có thể sử dụng. Ưu điểm an toàn, không lo tác dụng phụ đã tạo nên một điểm cộng cực lớn cho phương pháp điều trị này.
Không chỉ cải thiện tình trạng lâu dài mà còn giúp tăng cường sức đề kháng của người phụ nữ; tác động vào bên trong; thanh nhiệt, hóa ứ, hoạt huyết, giải quyết những vấn đề về tử cung để đau bụng kinh không còn là nỗi lo thường trực.
Sau khi điều trị, người bệnh còn duy trì được vòng kinh đều đặn, các bộ phận hoạt động ổn định, nội tiết tố tự nhiên được cân bằng và đáp ứng đủ. Ngoài ra, sử dụng thảo dược còn rất hiệu quả trong việc hoạt huyết, phục hồi thương tổn, cải thiện được nhiều triệu chứng bệnh lý khác nhau.

Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là thời gian điều trị dài và cần người bệnh có sự kiên nhẫn. Thế nhưng, để điều trị đau bụng kinh mà vẫn đảm bảo không ảnh hưởng đến các vấn đề phụ khoa hay chức năng sinh dục thì bạn thực sự nên cân nhắc lựa chọn phương pháp Y học cổ truyền để điều trị.