Vịt nấu chao là món ăn vô cùng dân dã, thường xuất hiện trong những bữa ăn hằng ngày của người Việt. Điểm độc đáo của món ăn là sự kết hợp hài hòa giữa vị gia ngọt của thịt vịt, vị béo của khoa môn và cảm giác ngầy ngậy của chao, tạo nên một món ăn hấp dẫn, bổ dưỡng, rất tốt cho sức khỏe.
Vậy bạn còn chần chừ gì nữa mà không cùng Samya tham khảo cách làm vịt nấu chao dưới đây!
1. Nguyên liệu cần chuẩn bị
Nguyên liệu chuẩn bị gồm có:
- Một nửa con vịt, khoảng 1,5kg
- 3 viên chao đỏ và 8 viên chao trắng
- 350g củ khoai môn
- 1 quả dừa
- Một số nguyên liệu khác như hành khô, hành lá, tỏi khô, gừng tươi, rượu trắng, chanh tươi
- Các gia vị nấu kèm như nước mắn, muối, hạt nêm, hạt tiêu, mì chính,...
2. Cách làm vịt nấu chao
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Gừng tươi mang đi cạo vỏ, rửa sạch rồi dập nát, chia làm 2 phần nhỏ
- Hành khô, tỏi khô bỏ vỏ, dập nát, có thể để lẫn với nhau
- Hành lá mang đi bỏ rễ, rửa sạch rồi thái nhỏ
- Chanh đem vắt lấy nước cốt, loại bỏ hột
- Dừa mang đi đập, lấy phần nước bên trong
- Vịt cần phải sơ chế thịt kỹ để loại bỏ mùi hôi. Bạn có thể sử dụng rượu trắng hoặc dùng gừng tươi dập nát, chà lên khắp con vịt cho bớt mùi rồi đêm rửa sạch. Nêu như bạn không thích khử hôi bằng rượu thì có thể sử dụng nước cốt chanh hoặc sử dụng muối và giấm để khử mùi cũng được
- Sau khi khử mùi hôi xong, đem thịt chặt thành từng miếng nhỏ cho vừa miệng ăn
- Khoai môn gọt bỏ vỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng miếng ăn vừa phải, có độ dày khoảng 1,5cm – 2cm. Lưu ý trong quá trình rửa khoai thật cẩn thận, bởi nếu như bạn dùng tay chà trực tiếp lên khoai có thể gây ngứa. Vì vậy, bạn có thể dùng một chiếc rổ to rồi sóc khoai dưới vòi nước xả mạnh
- Chú ý, để khoai bớt bị thâm đen, bạn nên ngâm khoảng 20 phút dưới nước lạnh cho nhựa ra hết rồi vớt lên, để ráo nước.
Bước 2: Chế biến nguyên liệu
* Ướp thịt vịt
- Sử dụng 3 viên chao đỏ và 3 viên chao trắng, kèm theo một ít hạt tiêu, một ít đường, hạt nêm, muối, một ít tỏi và toàn bộ hành khô vào. Lưu ý là bạn nêm gia vị sao chi vừa đủ, tránh cho món ăn bị mặn
- Trộn đều để cho gia vị ngấm vào thịt. Ướp thịt trong khoảng 1,5 – 2 tiếng đồng hồ
* Chiên khoai môn
Trong lúc chờ đợi thịt vịt ngấm gia vị, bạn tiến hành chiên khoai môn:
- Bắc chảo lên bếp, đổ một ít dầu ăn vào
- Đợi dầu nóng thì đổ khoai đã ráo nước vào chiên
- Bạn chỉ cần chiên cho khoai cháy cạnh là được, không nhất thiết cần phải chiên chín hẳn
* Pha nước chấm
Nước chấm giữ một vài trò quan trọng tạo nên thành công cho món ăn. Bởi món ăn này có ngon hay không đều phụ thuộc vào bát nước chấm. Nước chấm vịt cũng được làm từ chao: Bạn cho tất cả số chao còn lại vào tô, kem theo một chút đường, tỏi băm, gửng thái sợi, ớt băm và thêm một ít nước cốt chanh. Đảo đều tất cả các nguyên liệu để tạo thành một dung dịch hỗn hợp, sền sệt. Một bát nước chấm ngon phải đảm bảo sự hài hòa của các hương vị sau: Vị thơm béo của chao, tỏi, chua ngọt của đường, chanh, vị lạnh của gừng và cay của ớt. Những hương vị này sẽ góp phần giúp cho món ăn thêm ngon và hấp dẫn hơn.
Bước 3: Tiến hành nấu
- Trước tiên, bắc chảo lên bếp, đổ một ít dầu ăn vào
- Đợi cho dầu nóng thì cho một ít tỏi vào, phi thơm lên thì tiếp tục cho thịt vịt ướp vào. Xào với lửa to khoảng 5 phút thì hạ nhỏ lửa, đảo đều tay cho đến khi thịt vịt săn lại và chín
- Tiếp tục đổ nước dừa, thêm chút nước lọc cho nước xâm xấp với mặt thịt là được. Cho khoai môn vào, đun với lửa to cho nước nhanh sôi. Đợi đến khi nước sôi mạnh, nên vặn nhỏ lửa để tránh cho canh trào ra
- Đun cho đến khi khoai nhừ ra là được. Trước khi tắt bếp, nêm gia vị cho vừa miệng ăn, rắc thêm thêm chút hành lá thái nhỏ bên trên là được. Vậy bạn đã hoàn thành xong món vịt nấu chao vừa lạ, vừa hấp dẫn rồi
3. Yêu cầu thành phẩm sau khi nấu
Đối với cách làm vịt nấu chao trên, món ăn phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Nước canh vừa miệng ăn, có độ sánh và có hương thơm
- Thịt vịt chín vừa, đậm đà gia vị, không bị nhạt
- Khoai cần phải nấu đến độ chín vừa phải, không nên nấu quá nát làm mất đi vị bùi bùi của nó
4. Một số lưu ý khi nấu
- Bạn nên lựa chọn vịt cỏ hoặc vịt xiêm, có ít mỡ, nhiều thịt. Nếu có thể, nên lựa chọn những con vịt còn sống để thấy được vịt còn khỏe mạnh, đảm bảo an toàn thực phẩm. Nếu như bạn lựa chọn vịt làm sẵn, nên lựa chọn những con có ức dày, da màu vàng là được
- Nên lựa chọn đúng khoai môn vì giữa khoai môn và khoai sọ rất dễ nhầm nhau. Khi chọn, nên chọn những củ to đều nhau, nhiều bột, không nên chọn những củ bị hà, khi nấu sẽ làm mất hương vị của canh. Một củ khoai tím ngon, nhiều dinh dưỡng là củ có màu trắng đục, nhiều bột và nhiều vân tím
- Một lưu ý nữa là trong quá trình nấu canh, bạn nhớ hớt bỏ bọt để đảm bảo hương vị cho món ăn
5. Một số thông tin bạn nên biết
Chao là gì?
Sẽ rất ít người biết chao và cách chế biến nó như thế nào, đặc biệt là những người dân miền Bắc. Thực chất, chao là một loại thực phẩm được làm từ đậu hũ, chúng được sử dụng rất nhiều trong ẩm thực của người Trung Quốc. Ở Việt Nam, chao cũng được sử dụng khá phổ biến, đặc biệt là những khu vực miền trong của nước ta.
Chao có vị béo ngậy rất đặc trưng, có mùi thơm, bên ngoài có một lớp mốc gần giống như phô mai. Chúng được sử dụng phổ biến trong chế biến các món ăn chay. Tuy nhiên, cũng được sử dụng ở những món ăn mặn. Chao cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và protein cho cơ thể, nhiều hơn cả trong nước mắn, nước tương. Vì vậy, chúng còn được sử dụng làm nước chấm.
Chao có hai loại chính là chao đỏ (có thêm ớt) và chao trắng (có thêm hạt tiêu). Việc lựa chọn loại nào sẽ phù thuộc vào khẩu vị của từng gia đình.
Nên ăn vịt nấu với chao kèm cái gì?
Vịt nấu chao là một món ăn đặc sản của tỉnh Cần Thơ. Không chỉ xuất hiện trong bữa cơm hàng ngày, chúng còn là một món ăn được sử dụng để chiêu đãi bạn bè, khách khứa trong những dịp quan trọng. Vịt nấu với chao là một món ăn có sự kết hợp hài hòa âm – dương: Trong đó, thịt vịt mang tính hàn kết hợp với gừng, tỏi, rượu – những nguyên liệu mang tính nóng giúp cho món ăn trở nên hài hòa, hấp dẫn và tốt cho sức khỏe con người.
Món vịt nấu với chao ngon nhất là ăn kèm với bún và các loại rau sống. Thịt vịt dai, ngọt quện với vị chua cay của bát nước chấm sẽ là một hương vị khó quên cho những ai đã thưởng thức món ăn dân dã này. Không chỉ ăn kèm với bún, nước canh vịt còn được sử dụng làm nước lẩu, ăn kèm với nhiều loại rau khác nhau như rau muống, rau cải thảo, rau xà lách, rau cải cay, rau cải cúc,...
Với cách làm vịt nấu chao trên, Samya hi vọng chị em có thể dễ dàng chế biến món ăn này gia đình để bữa ăn thêm đậm đà, hấp dẫn hơn. Ngày nay, chị em phụ nữ không chỉ giỏi việc nhà mà còn rất thành công trong các mối quan hệ xã hội. Vì