Trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì, kiêng gì là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Việc ăn uống đúng cách sẽ giúp hạn chế tổn thương lên thành dạ dày, từ đó hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể chống chọi với bệnh tật tốt hơn.
Trào ngược dạ dày là hiện tượng thức ăn, acid HCL, pepsin bị trào ngược lên vùng thực quản khiến người bệnh bị ơ hơi, khó nuốt, tức ngực, khó nuốt…
Tuy đây không phải là bệnh lý nghiêm trọng, nhưng nếu tình trạng này dai dẳng và lặp lại nhiều lần, người bệnh có nguy cơ bị viêm họng, viêm phế quản, barrett thực quản, thậm chí là ung thư thực quản.
Khi mới chớm dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản, bệnh nhân hoàn toàn có thể trị khỏi bệnh với cách thay đổi chế độ ăn uống thường nhật. Cụ thể như sau:
Người bị trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì?
Dưới đây là một số thực phẩm người bị trào ngược dạ dày nên sử dụng:
Sữa chua
Sữa chua là sản phẩm từ sữa lên men, có tác dụng bổ sung dinh dưỡng cực tốt. Thành phần của sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn và các vitamin A, B12, C, sắt, canxi, magie… có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm, hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày hiệu quả cao.
Người bị trào ngược dạ dày thực quản tuyệt đối không ăn sữa chua khi đói, không ăn quá nhiều cùng một lúc, nên ăn kèm các loại thực phẩm khác và không hâm nóng sữa chua.

Gừng
Từ xưa, gừng đã được xem là “thần dược” trị đau dạ dày, trào ngược hay viêm loét dạ dày… Theo Đông y, gừng (hay còn gọi là sinh khương) có tác dụng khu phong, tán hàn, chống buồn nôn, khó tiêu và giảm đau hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị gừng và trà, nước sôi
- Nấu trà bằng nguyên liệu đã chuẩn bị
- Gừng rửa sạch, giã nhỏ cho vào nước
- Thêm chút đường rồi rót ra uống dần
- Nên uống vào buổi sáng, sau bữa ăn khoảng 15 phút
Các loại đậu
Các loại đâu như đâu đen, đậu tương, đậu hà lan… chứa nhiều amino acid, chất xơ giúp giảm triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, hỗ trợ cải thiện trào ngược dạ dày hiệu quả tốt.
Tuy nhiên, thành phần carbohydrate trong đậu có thể gây đầy hơi. Người bệnh nên ngâm đậu qua đêm trước khi dùng và ăn ít một để cơ thể thích nghi dần.
Thực phẩm nhiều đạm dễ tiêu hóa
Các loại thịt như thịt ngan, tim lợn, thịt lợn… chứa hơn 30g chất đạm trong 100g thịt. Chưa kể, thành phần của cá loại thịt này chứa nhiều sắt, canxi, kẽm, kali, các vitamin A, C, vitamin nhóm B…
Đây được coi là thực phẩm giàu dinh dưỡng, giúp cải thiện dấu hiệu trài ngược dạ dày, cải thiện sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể hiệu quả cao.
Lưu ý: Thịt gà, thịt vịt cũng chứa nhiều đạm nhưng có tính hàn, không tốt cho dạ dày, người bệnh không nên sử dụng nhiều.

Bột yến mạch, bánh mì
Không ít người bệnh lựa chọn bánh mì và bột yến mạch để cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Bởi vì, nhờ hàm lượng chất xơ hòa tan cao, các thực phẩm này giúp tăng nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hóa và phòng ngừa táo bón hiệu quả.
Theo nghiên cứu, người bệnh sử dụng yến mạch, bánh mì trong thời gian dài giúp tăng khả năng hấp thụ lượng acid thừa bên trong dạ dày, giảm ợ nóng, đau rát vùng thực quản.
Cách dùng:
- Đối với bánh mì: Ăn mỗi bữa một ít, tránh ăn quá nhiều có thể dẫn tới khó tiêu.
- Đối với bột yến mạch: Nên chế biến bằng cách xay sinh tố để uống, nấu cháo hoặc kết hợp với trứng để tăng cường chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Bệnh trào ngược dạ dày nên kiêng ăn gì?
Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh cần tuyệt đối kiêng khem những loại thực phẩm sau:
Đồ ăn cay, nóng
Đồ ăn cay nóng hay gia vị cay nóng như tiêu, ớt, tỏi, mù tạc… có tác dụng kích thích cảm giác thèm ăn, giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn. Tuy nhiên, đồng thời, chúng lại khiến tăng tiết dịch acid ở dạ dày gây co thắt thực quản dưới và trào ngược dạ dày.
Thực phẩm có chứa chất béo no
Mỡ động vật, pho mai, đồ chiên xào, đặc biệt là thức ăn nhanh… là thực phẩm có chứa nhiều chất béo no. Liên tục sử dụng các loại thực phẩm này khiến người bệnh bị kích thích dạ dày tiết nhiều dịch vị để tiêu hóa thức ăn.
Thức ăn tồn đọng trong ruột lâu ngày dẫn tới khó tiêu, ợ hơi, chướng bụng, co thắt thực quản dưới, từ đó dẫn tới trào ngược dạ dày. Vì thế, hãy chỉ tiêu thụ thực phẩm có chứa chất béo no đúng cách, không nên ăn quá nhiều, chia thành nhiều bữa trong tuần.

Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh
Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày khiến nó tiết ra các acid nhiều hơn gây trào ngược dạ dày. Chúng ta nên sử dụng đồ ăn, đồ uống còn ấm để giúp bảo vệ dạ dày
Cà phê
Thành phần của cà phê có tính axit, khi vào đến dạ dày sẽ khiến nó tiết ra lượng acid làm giảm lực cơ thắt ở dạ dày. Tình trạng đau dạ dày và trào ngược dạ dày lúc này trở nên nghiêm trọng hơn.
Vì thế, để tránh bị trào ngược dạ dày khi uống cà phê, người bệnh cần:
- Tuyệt đối không uống cà phê với nồng độ nặng
- Không uống quá nhiều cà phê cùng lúc
- Không uống cà phê cùng quá nhiều đường
- Không uống cà phê khi bụng đói
Thức uống có gas
Nước uống có gas như Coca, Diet Pepsi… có khả năng khiến dạ dày bị tổn thương. Bởi vì, khí gas và axit trong các loại đồ uống này khi vào trong đường ruột sẽ tấn công vào thành dạ dày và niêm mạc dạ dày, gây trào ngược dạ dày.
Đặc biệt, ở người có tiền sử bị đau dạ dày, sử dụng nước có gas trong thời gian dài sẽ khiến triệu chứng bệnh xuất hiện nhiều hơn. Thậm chí, axit có trong nước ngọt sẽ kích thích vết loét gây đau, viêm loét sâu hơn.

Đồ uống có chất kích thích
Một số loại đồ uống có chất kích thích như rượu, bia… Khi chúng ta sử dụng các loại đồ uống này, dạ dày sẽ tiết ra các acid nhiều hơn bình thường gây mòn lớp dịch nhầy bảo vệ dạ dày, từ đó gây đau, viêm loét dạ dày và trào ngược dạ dày.
Lưu ý, đối với người bị trào ngược dạ dày, trong quá trình ăn uống cần tuân thủ một số lưu ý như sau:
- Nên thái nhỏ thức ăn, ăn chín uống sôi và nhau kỹ trước khi nuốt
- Tuyệt đối không ăn quá no sẽ khiến phồng dạ dày, axit tiết ra nhiều.
- Tham khảo thực đơn dinh dưỡng dành cho người bị trào dược dạ dày từ bác sĩ.
- Không chạy nhảy, làm việc nặng ngay sau khi ăn.
- Không để cơ thể căng thẳng, stress kéo dài sẽ dẫn đến trào ngược nghiêm trọng hơn.
- Kết hợp tập thể dục thể thao đều đặn để hỗ trợ cải thiện sức đề kháng của cơ thể.
Trên đây là một số thông tin hữu ích về vấn đề trào ngược dạ dày nên ăn gì, kiên gì. Chế độ ăn uống đúng cách chỉ có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa và điều trị trào ngược dạ dày, không chữa bệnh tận gốc. Vì thế, khi có dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh cần chủ động tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, từ đó các bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phác đồ điều trị hiệu quả cao.